Trang bị kỹ năng sống cho trẻ: Đừng “để mai tính”

Dịch vụ

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ: Đừng “để mai tính”

Còn bao nhiêu kỹ năng sống cần thiết cho trẻ bị bố mẹ bỏ quên, hoặc chưa thấy cần thiết bằng các môn học chính khóa hay các lớp học năng khiếu?

Coi nhẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ, hậu họa khôn lường

Dạo gần đây, không khó để nhận ra trên các mặt báo, diễn đàn, mạng xã hội… những thông tin về chủ đề kỹ năng sống cho trẻ được chia sẻ rất nhiều và nhận được quan tâm lớn từ dư luận. Có lẽ, nhiều sự việc đáng tiếc liên tục xảy ra với trẻ nhỏ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với phụ huynh. Phải đến tận lúc này, nhiều bố mẹ mới nhận ra bản thân cũng rất bối rối nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, càng chưa từng nghĩ đến cần trang bị cho con. Vậy, còn bao nhiêu kỹ năng sống khác cần thiết cho trẻ bị bố mẹ bỏ quên, hoặc chưa thấy cần thiết bằng các môn học chính khóa hay các lớp học năng khiếu?

Chưa bao giờ chúng ta cảm thấy lo lắng vì sự thờ ơ của mình trong việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ như bây giờ. Đây là điều mà các nước phương Tây tỉnh táo và đang làm tốt hơn chúng ta. Họ nhận thức được rằng với trẻ nhỏ: Trước khi tiếp thu học vấn, kỹ năng sống là điều con cần tích lũy hơn cả. Nhu cầu này lại đặt ra một câu hỏi khác: Vậy, có bao nhiêu kỹ năng sống con cần học, và cần học như thế nào? Điều này thật khó trả lời, giống như có bao nhiêu kiến thức trên đời, vậy con nên chọn học cái gì?

Câu trả lời là điều gì phù hợp và giúp ích cho tiến trình phát triển của trẻ thì nên khuyến khích con tìm hiểu, dĩ nhiên là cần có kế hoạch phân bổ theo từng giai đoạn. Nghe có vẻ mông lung nhưng quả thực chính là như vậy. Bởi lẽ, không có bộ kỹ năng nào là cố định và phù hợp với mọi thế hệ. Vì cuộc sống luôn vận động, nhiều thứ mới mẻ xuất hiện sẽ nảy sinh nhu cầu về những kỹ năng tương ứng. Ví dụ, cách đây 15-20 năm, bố mẹ cần trau dồi kỹ năng sử dụng Internet. Còn bây giờ, các con lại cần học cách sử dụng Internet an toàn.

Quá trình tích lũy kỹ năng của con luôn cần sự đồng hành của bố mẹ.

Những nhóm kỹ năng sống nào trẻ cần biết?

Nhiều tổ chức, đơn vị đã đưa ra những khái niệm về bộ kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, ví dụ như Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Mỗi cách định nghĩa đều đúng và chi tiết, nhưng để cha mẹ có thể dễ dàng nắm bắt khi định hướng cho con trẻ thì cách phân loại của Hội đồng Anh rất đáng tham khảo. Cụ thể, kỹ năng sống được họ khái quát thành ba nhóm chính là: Kỹ năng sinh tồn, kỹ năng phát triển bản thân và kỹ năng tương tác xã hội.

Kỹ năng sinh tồn là những kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước những tác động từ bên ngoài. Đó có thể là những quy tắc an toàn hết sức cơ bản như nhận biết tín hiệu giao thông khi đi trên đường; tắt hệ thống điện, ga trước khi ra ngoài; cảnh giác khi tiếp xúc với người lạ hay bình tĩnh khi đi lạc… Đó cũng có thể là những kỹ năng phức tạp mà nhiều người lớn cũng thiếu hụt như thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn hay cần hỗ trợ y tế khẩn cấp.

Kỹ năng phát triển bản thân là những kỹ năng kích thích trẻ khám phá những tiềm năng sẵn có như tư duy sáng tạo và logic, thu thập và phân loại thông tin, quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, học và tự học, sống tự lập…

Kỹ năng xã hội là những kỹ năng hỗ trợ trẻ trong quá trình tương tác với thế giới bên ngoài, như làm việc nhóm, truyền đạt và lắng nghe, lãnh đạo, sử dụng Internet an toàn…

Những kỹ năng này cha mẹ có thể hướng dẫn con dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân, hoặc tìm hiểu thông qua những tài liệu được kiểm chứng, hay tìm đến các đơn vị, tổ chức có uy tín, có kinh nghiệm và cùng phối hợp xây dựng lộ trình giúp con trau dồi một cách hiệu quả.

Mỗi gia đình tự nâng cao ý thức giáo dục con trẻ là cần thiết nhưng chưa đủ. Chính các đơn vị, tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục càng cần phải đưa ra những quy định, chính sách phù hợp để ngăn chặn những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Ví dụ “Chính sách bảo vệ trẻ em” của Hội đồng Anh rất đáng để tham khảo.

Ngoài những kỹ năng phát triển bản thân và tương tác xã hội giống với nhiều tổ chức khác, Hội đồng Anh còn đặc biệt chú trọng trang bị những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho trẻ như tổ chức các tuần lễ nâng cao ý thức, các hoạt động thực nghiệm như phòng chống cháy nổ, thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, hướng dẫn sử dụng Internet an toàn, chống bắt nạt học đường…

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ đừng nên là hành trình nỗ lực đơn độc của mỗi gia đình rất cần sự chung tay của các đơn vị, các tổ chức và toàn xã hội. Quan điểm này của Hội đồng Anh nhận được sự ủng hộ lớn và đồng hành từ phía phụ huynh, giáo viên, nhân viên nhà trường, đối tác và khách hàng. “Vùng an toàn” cho trẻ cần lắm những tuyên bố và hành động thiết thực như vậy.

Với hơn 80 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh toàn cầu trên 100 quốc gia và hơn 25 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, Hội đồng Anh cùng với đội ngũ chuyên gia tiếng Anh có trình độ quốc tế đến từ nhiều quốc gia tự hào mang đến cho học viên trẻ em Việt Nam chương trình học tiếng Anh chất lượng.

Để được tư vấn thêm thông tin và đăng ký kiểm tra trình độ tiếng Anh cho con với chuyên gia tiếng Anh Hội đồng Anh, liên hệ số điện thoại 18001299 (trong giờ hành chính), hoặc để lại thông tin trong phần đăng ký trực tuyến để được liên hệ lại tư vấn miễn phí.

Trung tâm giảng dạy tiếng Anh Hội đồng Anh:

Tại Hà Nội:

  • 20 Thụy Khuê, quận Tây Hồ
  • Tầng 4, trường tiểu học Brendon, ngõ 54 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân
  • Email: bchanoi@britishcouncil.org.vn

Tại TPHCM:

  • 31 Thái Văn Lung, quận 1
  • 195 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh
  • 285 Cách Mạng Tháng Tám, quận 10
  • Email: bchcm@britishcouncil.org.vn
  • Website: www.britishcouncil.vn/hoc-tieng-anh

 FILI