Chuyên gia kinh tế vạch ra con đường khác cho cuộc thương chiến Mỹ-Trung

Chuyên gia kinh tế vạch ra con đường khác cho cuộc thương chiến Mỹ-Trung

Một nhóm chuyên gia kinh tế đáng chú ý từ Mỹ và Trung Quốc lên tiếng kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dừng cuộc thương chiến và nhất trí với một con đường mới, trong đó sẽ mang lại cho cả Mỹ và Trung thêm nhiều góc độ để theo đuổi chính sách kinh tế quốc nội cũng như đáp trả lại những ai gây hại đến họ.

Trong một tuyên bố chung được tung ra ở Trung Quốc vào ngày Chủ nhật (27/10), 37 chuyên gia kinh tế - bao gồm cả Joseph Stiglitz, Michael Spence và ba chuyên gia thắng giải Nobel khác - buồn rầu cho rằng cuộc hiến thương mại sẽ biến thành một cuộc tranh luận nhị phân, trong đó các giải pháp khả dĩ duy nhất là Trung Quốc cải cách kinh tế toàn diện và do đó dẫn đến sự hội tụ về mô hình kinh tế hoặc Mỹ và Trung Quốc sẽ tách rời và gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.

Nhóm kinh tế tranh luận rằng một khuôn khổ hợp lý hơn đối với quan hệ thương mại trong tương lai sẽ mang lại cho Trung Quốc cơ hội để theo đuổi các chính sách công nghiệp - vốn từ lâu đã trở thành mục tiêu chỉ trích của Mỹ, đồng thời cho phép Mỹ trọn quyền đáp trả lại bằng hàng rào thuế quan nếu các chính sách của Trung Quốc gây thiệt hại đến lợi ích của Mỹ.

“Chúng tôi tin rằng phương pháp tiếp cận này sẽ giữ lại phần lớn lợi ích từ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, mà không cần phải dẫn đến sự hội tụ về mô hình kinh tế”, trích từ tuyên bố của nhóm chuyên gia này.

Họ nói thêm cách này cũng sẽ phù hợp với hệ thống đa phương hiện tại, mặc dù nó sẽ mở rộng quyền của cả Mỹ và Trung Quốc theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Sự thúc đẩy này thể hiện các nhà kinh tế và các nhà tư tưởng khác đang vật lộn để tìm cách đối phó với những thách thức mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra đối với sự quản trị hiện tại của nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi nhiều quốc gia đã cố gắng bảo vệ WTO và các tổ chức khác khỏi các cuộc đả kích của ông Trump, thì cũng có sự thừa nhận ngày càng tăng từ nhiều khía cạnh chính trị rằng hệ thống hiện tại đã không hoạt động để đối phó với sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến các nền kinh tế khác.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh ông Trump đang cố gắng tiến tới thỏa thuận “giai đoạn 1” với Trung Quốc nhm tránh sự leo thang thêm của các cuộc chiến thương mại. Trong thỏa thuận này, Trung Quốc cam kết nối lại các giao dịch mua nông sản từ Mỹ ở các mức tương tự như trước khi Mỹ bắt đầu áp dụng hàng rào thuế quan mới trong năm 2018, đồng thời sẽ giữ mối đe dọa áp thêm thuế quan của Mỹ. Ngoài ra, thỏa thuận cũng được cho là sẽ bao gồm các cam kết về cải cách sở hữu trí tuệ và thao túng tiền tệ của Trung Quốc.

Thế nhưng, thỏa thuận tạm thời này sẽ đẩy những vấn đề gai góc hơn như chính sách công nghiệp của Trung Quốc lùi lại ở những vòng đàm phán sau đó. Ông Trump cho biết ông hy vọng sẽ ký thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh ở Chile vào tháng tới.

Nỗ lực kêu gọi vừa được tiết lộ trong ngày Chủ nhật (27/10) dưới sự dẫn dắt của Jeffrey Lehman - Giáo sư Luật tại Đại học New York, Dani Rodrik – Chuyên gia kinh tế tại Harvard, và Yang Yao – Hiệu trưởng của Trường Phát triển Quốc gia trực thuộc Đại học Peking. Ông Rodrik từ lâu đã chỉ trích về toàn cầu hóa và lên tiếng ủng hộ việc mang lại cho các quốc gia thêm “các không gian chính sách” để theo đuổi và bảo vệ các ưu tiên kinh tế trong nước, đồng thời tranh luận rằng hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay thường vi phạm đến chủ quyền của các quốc gia.

Những chuyên gia đáng chú ý khác trong nỗ lực này là cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới Justin Yifu Lin và Kaushik Basu.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rodrik cho biết sự đả kích thương mại của ông Trump tới Trung Quốc đã chuyển cuộc tranh luận từ cách kiểm soát quan hệ kinh tế sang một phạm vi nguy hiểm. “Những gì ông ấy đang làm là thu cơ hội để hai bên trao đổi hợp lý hơn”, ông Rodrik cho hay.

“Những gì Mỹ đang làm thực sự là khởi động chiến tranh thương mại và áp hàng rào thuế quan như là một cách để buộc Trung Quốc tham gia vào hàng loạt cam kết kinh tế”, ông nói. “Cách họ làm là ‘Trung Quốc, bạn không làm theo luật lệ của trò chơi và chúng tôi sẽ nâng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của bạn cho đến khi bạn làm theo luật”.

Cùng lúc đó, ông nói “Trung Quốc càng làm tình thế thêm phần trầm trọng khi căng thẳng cơ bản của cơ chế thương mại thế giới không giống với bất kỳ thứ gì” và các chuyên gia hoạch định chính sách cần phải công nhận rằng việc đơn thuần ép Trung Quốc làm theo quy định thương mại toàn cầu sẽ không hiệu quả.

“Trung Quốc là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy đây là một kỳ vọng phi thực tế và vì họ là một nền kinh tế quá lớn đến nỗi có thể dẫn đến khủng hoảng tồn tại”.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FiLi