Giá dầu sụt thêm 5%, dầu Brent gần rớt ngưỡng 100 USD

Giá dầu sụt thêm 5%, dầu Brent gần rớt ngưỡng 100 USD

Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục lao dốc trong ngày 15/03 khi nhà đầu tư tiếp tục theo dõi nỗ lực đàm phán từ Ukraine và Nga, trong khi đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Trung Quốc khiến thị trường lo ngại về nhu cầu sử dụng dầu.

Tính tới lúc 9h ngày 15/03 (giờ Việt Nam), hợp đồng dầu Brent sụt hơn 6% xuống sát mốc 100 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng dầu WTI tương lai giảm 5.7% xuống 97.16 USD/thùng. Cả hai hợp đồng này đều tăng mạnh kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/02 và vẫn còn tăng hơn 30% kể từ đầu năm.

Rebecca Babin, Trader năng lượng cấp cao tại CIBC Private Wealth U.S, cho rằng đà sụt giảm của giá dầu là do sự kết hợp của các yếu tố địa chính trị và nhu cầu. Nga và Ukraine dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán hòa bình vào ngày thứ Hai, trong khi nhu cầu tháng 3 của Trung Quốc có thể thấp hơn do các lệnh phong tỏa mới vì Covid-19. Ngoài ra, hợp đồng mở (open interest) đối với dầu Brent đã giảm, có nghĩa là các nhà đầu tư đã giảm bớt rủi ro.

“Diễn biến ngày hôm nay phản ánh sự thay đổi trong diễn biến đàm phán Nga-Ukraine, qua đó thôi thúc trader bán ra. Lo ngại về nhu cầu vì các đợt phong tỏa ở Trung Quốc cũng khiến trader chốt lời và áp lực về mặt kỹ thuật cũng xuất hiện khi giá dầu rớt mốc tâm lý quan trọng”, Rebecca Babin cho biết.

“Các đợt phong tỏa tại Trung Quốc đang làm thị trường lo ngại cực độ”, John Kilduff, đối tác tại Again Capita, cho hay, đồng thời lưu ý giá nhiên liệu cao trên thế giới cũng khiến lượng cầu suy giảm.

Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới – đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất, khi dịch bệnh bùng phát từ Thượng Hải sang Thâm Quyến.

Số ca nhiễm hàng ngày của Trung Quốc cũng chạm mức đỉnh 2 năm, với 1,437 ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 13/03.

“Tuần này, các thành phần tham gia thị trường sẽ theo dõi xuất khẩu dầu của Nga sẽ bị ảnh hưởng ra sao. Cho tới nay, dòng chảy dầu vẫn chưa bị gián đoạn”, Staunovo nói thêm.

Sản lượng dầu khí của Nga tăng lên mức 11.12 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022, theo nguồn tin từ Reuters.

Mỹ đã thông báo cấm nhập khẩu dầu của Nga, trong khi Anh cho biết sẽ loại bỏ dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm 2022. Nga đang là mộ trong những nước xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu hàng đầu, uất khoảng 7 triệu thùng/ngày, tương đương 7% nguồn cung toàn cầu. 

Vũ Hạo

FILI