Làm sao để tái cơ cấu ngân hàng thành công?

Làm sao để tái cơ cấu ngân hàng thành công?

Để việc tái cơ cấu ngân hàng thông qua phương án chuyển giao có hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng được tái cơ cấu phải đảm bảo 3,000 tỷ đồng và ngân hàng mẹ phải bảo lãnh tiền khách hàng gửi từ ngân hàng con.

Tại hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?” do báo Tiền Phong tổ chức sáng ngày 11/04, các chuyên gia đã đưa ra những mô hình tối ưu để tái cơ cấu các ngân hàng hiệu quả và minh bạch.

vietstock
TS. Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản toàn cầu chia sẻ tại sự kiện sáng ngày 11/04/2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản toàn cầu chia sẻ năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Mười năm sau tái cơ cấu, tổng tài sản SCB đạt 673,000 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 20,000 tỷ đồng tính đến 30/09/2021, với 239 điểm giao dịch, SCB có mạng lưới phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành cùng đội ngũ nhân sự hơn 7,000 người.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng hoàn toàn bất ngờ khi các cơ quan điều tra phát hiện SCB trở thành công cụ tài chính phục vụ bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đưa đến vụ án lớn chưa tùng có trong lịch sử ngành tài chính Việt Nam. Việc tái cơ cấu 3 ngân hàng SCB, Ficombank và Tin Nghia Bank được xem là thất bại lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng cận đại.

Với 4 "ngân hàng 0 đồng", năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của 3 ngân hàng thương mại gồm OceanBank, Xây dựng, GPBank. Sau đó, Ngân hàng Đông Á cũng được NHNN mua lại, nằm trong diện "ngân hàng 0 đồng" và trở thành ngân hàng con của NHNN.

Sau khi Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi được ban hành năm 2024, chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, Ngân hàng Xây dựng được chuyển giao cho Vietcombank và đổi tên thành VCBNeo; Oceanbank được chuyển giao cho MB và đổi tên thành MBV; GPBank được giao cho VPBank thực hiện tái cơ cấu nhưng chưa đổi tên; DongABank được chuyển giao cho HDBank và đổi tên thành Vikki Bank. Ngoài ra, còn SCB đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.

Hiện nay, 4 ngân hàng đã được chuyển giao, đổi tên, nhận diện thương hiệu mới, định hướng mới, phong cách phục vụ mới với kỹ thuật số, chủ yếu phục vụ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ.

Để tái cơ cấu, ngân hàng phải đảm bảo vốn 3,000 tỷ đồng; ngân hàng mẹ bảo lãnh tiền gửi

Theo Điều 185 của Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, các điểm trong quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao như sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc, không phải hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vào ngân hàng nhận, được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất.

Theo ông Hiếu, những điều khoản trên không phù hợp với các nguyên tắc kế toán và thông lệ quốc tế, làm méo mó báo cáo tài chính của ngân hàng nhận chuyển giao, đặc biệt là không hợp nhất các khoản lỗ lũy kế của ngân hàng con (nếu có) vào bảng cân đối kế toán của cả hệ thống ngân hàng nhận chuyển giao.

Các chỉ số an toàn vốn sẽ không được thể hiện chính xác tính hình sức khỏe tài chính của cả hệ thống ngân hàng nhận chuyển giao và điều này có thể tác động đến lòng tin của cổ đông, khách hàng gửi tiền, trừ trường hợp tất cả tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng con được ngân hàng mẹ bảo lãnh 100%.

Để việc tái cơ cấu ngân hàng thông qua phương án chuyển giao có hiệu quả, ông Hiếu cho rằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng được tái cơ cấu phải đảm bảo 3,000 tỷ đồng, ngân hàng mẹ phải bảo lãnh tiền khách hàng gửi từ ngân hàng con.

Quyền của cổ đông trong quyết định sáp nhập và theo dõi hoạt động của ngân hàng được sáp nhập. Sự quyết tâm và nhất trí của các cổ đông của ngân hàng mẹ trong việc hỗ trợ ngân hàng được sáp nhập. Quyền của đại chúng nhận thông tin định kỳ về tình hình hoạt động của ngân hàng được sáp nhập và vai trò của Công ty Bảo hiểm tiền gửi quốc gia trong sự giám sát các ngân hàng được sáp nhập.

Chuyển giao bắt buộc không phải là giải pháp

Chuyển giao bắt buộc không phải là giải pháp. Thực chất, các ngân hàng đã chuyển giao bắt buộc cách đây 10 năm. Lần thứ 2 lại chuyển giao bắt buộc, nhưng không có thông tin cụ thể về các ngân hàng mới hoạt động ra sao, vốn chủ sở hữu như thế nào... Khách hàng của các ngân hàng được chuyển giao sẽ có sự rủi ro rất lớn, tiền gửi của khách hàng đang được công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia bảo hiểm nhưng ở mức rất thấp.

Đề nghị ngân hàng mẹ nên bảo lãnh tất cả tiền gửi của các ngân hàng con. Khi đó, khách hàng sẽ yên tâm vì tiền gửi của họ được đảm bảo. Song song đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải minh bạch thông tin về tình hình “sức khỏe tài chính” của các ngân hàng trên website.

Cát Lam

FILI

4/11/2025 2:02:15 PM