Hậu SBS: Nhà đầu tư có thể “ngã ngửa” với CTCK nào khác?

Hậu SBS: Nhà đầu tư có thể “ngã ngửa” với CTCK nào khác?

Hiện tượng bỗng dưng “lòi” ra các khoản thua lỗ khổng lồ như SBS có lặp lại ở các CTCK khác hay không?

* Khởi tố hình sự tại SBS

 

CTCP Chứng Khoán NH Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SBS) thời gian vừa qua đã chứng kiến hàng loạt sự việc “lùm xùm”.

Tình hình tài chính khá bi đát khi theo BCTC gần nhất được công bố, SBS ghi nhận thêm khoản lỗ gần 681 tỷ đồng trong quý 1/2012. Đây là con số lỗ gây bất ngờ cho giới đầu tư và là bài học cay đắng cho những cổ đông đã mua vào cổ phiếu này trước đây.

Nhìn từ góc độ BCTC, có thể nhận thấy căng thẳng tài chính tại SBS trở lên nghiêm trọng xuất phát từ việc:

Gia tăng quá mạnh các hoạt động kinh doanh rủi ro, như cung cấp margin quá mức an toàn, tăng mạnh hoạt động đầu tư, thực hiện những khoản hợp tác đầu tư quản lý danh mục, hợp tác đầu trong đó SBS hưởng lợi xác định… Đây đều là những hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn.

Sử dụng nợ vay vượt quá năng lực tài chính. Để tài trợ cho việc gia tăng quá mạnh của các hoạt động nói trên, SBS đã dùng thêm đòn bẩy tài chính là nợ vay. Điều này càng khiến cho rủi ro hoạt động của SBS tăng cao.

“Lòi” dự phòng đầu tư gây thua lỗ nặng. Số lỗ của SBS bất ngờ tăng đột biến trong thời gian từ nửa cuối năm 2011 đến cuối quý 1/2012, trong khi giai đoạn này thị trường mặc dù giảm nhưng cũng không quá mạnh. Trong những năm thị trường giảm mạnh trước đó thì số dự phòng phải trích lập của SBS lại khá ít.

Nhiều khả năng vì phải che giấu các khoản lỗ nên SBS đã không thể thực hiện được các biện pháp hạn chế bớt rủi ro như cắt lỗ, thanh lý những khoản đầu tư kém hiệu quả, thu hồi khoản cho vay margin... Điều này khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn khi diễn biến thị trường xấu đi.

Liệu có xảy ra ở các CTCK khác?

Điểm qua BCTC quý 2/2012, có thể thấy hiện có khá nhiều CTCK với các khoản mục đầu tư ngắn, dài hạn và các khoản phải thu khác lớn nhưng lại có tỷ lệ trích lập dự phòng khá thấp.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc các CTCK này mới gia tăng đầu tư, cho vay trong thời gian gần đây, hay danh mục đầu tư chủ yếu vào các chứng khoán an toàn (như trái phiếu, tín phiếu …). Tuy vậy, cũng có thể do các CTCK này chưa trích lập dự phòng đầy đủ, đặc biệt là với hoạt động đầu tư vào cổ phiếu OTC, uỷ thác đầu tư…hay cũng có thể là cố tình che giấu các khoản thua lỗ tiềm tàng.

Liệu hiện tượng bỗng dưng “lòi” ra các khoản thua lỗ khổng lồ như SBS có lặp lại ở các CTCK khác hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải soi kỹ BCTC qua các thời kỳ để có thể đưa ra nhận định chính xác quá trình hạch toán tài chính ở các CTCK này.

Dưới đây là thống kê các khoản mục cần lưu tâm trong BCTC của các CTCK.

(1) CTCK có đầu tư ngắn hạn lớn (trên 100 tỷ đồng): Lưu ý cần loại trừ các khoản mục tiền gửi ngân hàng trên 3 tháng – vốn được xem là đầu tư ngắn hạn và khá an toàn, thường không phải trích lập dự phòng. Tỷ lệ trích lập dự phòng càng thấp càng cho thấy rủi ro phát sinh thêm các khoản lỗ càng cao.

(2) CTCK có đầu tư đầu tư dài hạn lớn (trên 100 tỷ đồng): Đây là khoản mục đáng chú ý, đặc biệt là các cổ phiếu OTC vì căn cứ để trích lập dự phòng vẫn chưa rõ ràng. Tỷ lệ trích lập dự phòng càng thấp càng cho thấy rủi ro phát sinh thêm các khoản lỗ càng cao.

(3) CTCK có khoản phải thu khác lớn: Thông thường, khoản mục này phản ánh số dư cho vay margin, hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán… Đây là khoản mục có rủi ro cao, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường sụt giảm; tuy vậy, các thông tin đánh giá là rất khó xác định.

(4) CTCK sử dụng nợ vay nhiều nhất: Các CTCK thường có mối quan hệ khăng khít với các định chế tài chính và được hỗ trợ vốn vay. Tuy nhiên, mức đòn bẩy cao cũng cho thấy rủi ro mà CTCK phải đối mặt là rất lớn.

Duy Nam (Vietstock)

ffn