SBS: Lật lại nghi vấn phát hành 800 tỷ trái phiếu chuyển đổi

SBS: Lật lại nghi vấn phát hành 800 tỷ trái phiếu chuyển đổi

Nhiều câu hỏi được đặt ra về tính minh bạch cũng như bản chất vấn đề của đợt phát hành 800 tỷ trái phiếu chuyển đổi trong năm của SBS; về vòng xoáy giữa Ngân hàng mẹ Sacombank, CTCK SBS cũng như lãnh đạo công ty trong thương vụ này?!

* Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại SBS

* SBS: Có hay không cuộc chơi làm giá cổ phiếu?

* SBS và lộ trình thoái vốn của Ngân hàng mẹ Sacombank

* SBS: 2 năm và hành trình giảm giá từ 42 xuống 4.2 

* SBS: Khởi tố hình sự và hé lộ những tình tiết nghi án

Điểm thú vị khác và cũng đặt nhiều nghi vấn về việc phát hành của SBS nằm ở địa chỉ của CTCP Dịch vụ Giá trị mới trên. Địa chỉ này hoàn toàn trùng khớp với một nhân vật “chóp bu” trong Hội đồng quản trị của SBS.

Câu chuyện diễn ra từ giữa năm 2011, với mục tiêu tăng vốn khả dụng, CTCP Chứng khoán Sài Gòn thương tín (HOSE: SBS) công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho đối tác chiến lược thoả mãn các điều kiện:

Trích Nghị quyết ĐHĐCĐ số 02/2011/NQ-ĐHĐC của SBS

Đến ngày 12/03/2012, SBS cho biết đã phát hành thành công cho CTCP Dịch vụ Giá trị mới. Trái phiếu có thời hạn 3 năm, mỗi năm trả lãi 1 lần với lãi suất 13%/năm. Vào thời điểm đó, nhiều người quan tâm đến câu hỏi CTCP Dịch vụ Giá trị mới là ai? Tiềm lực tài chính của công ty này như thế nào mà đủ khả năng mua lại 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi của SBS?

Sau đó 3 ngày (15/03/2012), trong công văn giải trình với HOSE về thời gian phát hành trái phiếu chuyển đổi trên, SBS cho biết “…đến ngày 09/03/2012, SBS mới chính thức nhận được toàn bộ thanh toán tiền mua trái phiếu của Nhà đầu tư…”. Việc này đồng nghĩa với những xác nhận của SBS về việc đã nhận tiền thanh toán từ CTCP Dịch vụ Giá trị mới.

Trở lại với câu chuyện của CTCP Dịch vụ Giá trị mới. Qua công cụ tìm kiếm trên mạng, người viết chỉ tìm được một đơn vị có trùng khớp với tên công ty đã thực hiện mua trái phiếu chuyển đổi của SBS:

CTCP Dịch vụ Giá trị mới

  • Vốn kinh doanh: 1 tỷ đồng (2010)
  • Năm thành lập: 2009
  • Lĩnh vực hoạt động: Vệ sinh nhà cửa và các công trình, chăm sóc và duy trì cảnh quan, cho thuê xe có động cơ…

Nếu đúng là công ty này đã mua trái phiếu của SBS thì thật quá bất ngờ! Một đơn vị có vốn kinh doanh quá “bé nhỏ”, vỏn vẹn 1 tỷ đồng nhưng lại đủ tiềm lực làm “mạnh thường quân” duy nhất mua trọn 800 tỷ đồng trái phiếu của SBS lúc bấy giờ. Không những vậy, đây cũng là đơn vị được Hội đồng quản trị SBS chọn lựa và đón nhận sự gia nhập trong vai trò cổ đông lớn trong tương lai của ba năm tới nếu tiến hành chuyển đổi trái phiếu.

Và còn bất ngờ hơn, mãi cho đến quý 3, khi SBS công bố báo cáo bán niên 2012 đã soát xét. Trong thuyết minh chỉ rõ “CTCP Dịch vụ Giá trị mới không thực hiện thanh toán tiền mua trái phiếu mà chuyển nhượng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín theo thoả thuận chuyển đổi số 0703/2012/TTCN ngày 7 tháng 3 năm 2012. Cùng ngày, Công ty với tư cách là tổ chức phát hành đã xác nhận việc chuyển nhượng này. Đến ngày 9 tháng 3 năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín đã thanh toán 800 tỷ đồng tiền mua trái phiếu cho Công ty…”.

Điểm thú vị khác và cũng đặt nhiều nghi vấn về việc phát hành của SBS nằm ở địa chỉ của CTCP Dịch vụ Giá trị mới trên. Địa chỉ này hoàn toàn trùng khớp với một nhân vật “chóp bu” trong Hội đồng quản trị của SBS.

Từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về tính minh bạch cũng như bản chất vấn đề của đợt phát hành 800 tỷ trái phiếu chuyển đổi của SBS?! Về vòng xoáy giữa Ngân hàng mẹ Sacombank, CTCK SBS cũng như lãnh đạo công ty lúc bấy giờ?!

Về phía Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – Sacombank (STB), hiện ngân hàng cũng xác nhận đang nắm giữ 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi của SBS. Có thể thấy, “cục nợ” trái phiếu trên sẽ là “gánh nặng” lớn cho Ngân hàng trước thực trạng đầy khó khăn mà SBS đang phải đương đầu. Tính đến hết quý 2/2012 thì SBS đã ghi nhận lỗ luỹ kế 1,772 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng, tổng tài sản còn 1,480 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SBS đang giao dịch tại mức chưa đến 2,000 đồng, đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi SBS niêm yết trên sàn. Kể từ cuối tháng 10/2012, cổ phiếu SBS liên tục giảm sàn, từ mức giá 3,000 đồng xuống còn 1,500 đồng.

Với vai trò là một trái chủ, với tình hình đầy nguy kịch của SBS, có lẽ Sacombank chỉ có mong muốn thu hồi lại 800 tỷ đồng tiền mặt. Tuy nhiên, dưới một góc độ khác, với “trọng trách” là một cổ đông lớn của SBS, Sacombank được đề nghị chuyển đổi lượng trái phiếu trên nhằm giúp công ty chứng khoán này có thể tồn tại để tiến hành tái cơ cấu.

Nếu đồng ý với khuyến nghị trên, việc thực hiện chuyển đổi này cũng không dễ dàng gì đối với Sacombank. Ngân hàng cần được sự xét duyệt của Ngân hàng nhà nước bởi khi chuyển đổi lượng trái phiếu trên, Sacombank sẽ vượt tỷ lệ được phép đầu tư vào một doanh nghiệp (11% theo quy định).

Sanh Tín (Vietstock)

FFN