Lý thuyết và lịch sử các gói QE của NHTW thế giới

Lý thuyết và lịch sử các gói QE của NHTW thế giới

Với quyết định bơm vào nền kinh tế ít nhất 1.1 ngàn tỷ EUR (tương đương 1.3 ngàn tỷ USD) trong ngày thứ Năm, ECB đã trở thành ngân hàng trung ương lớn thứ 4 trên thế giới áp dụng QE trong những năm gần đây sau Fed, BoE và BoJ.

Việc các ngân hàng trung ương tạo ra một lượng tiền mới để mua trái phiếu Chính phủ nhằm hạ thấp chi phí vay mượn được biết đến với tên gọi nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE).

* Khi nào NHTW áp dụng chương trình nới lỏng định lượng (QE)?

* Fed chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn QE3

Sơ lược lý thuyết về QE

Nguồn: BBC

Lịch sử các gói QE trên thế giới

Ngày 22/01/2015, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố áp dụng gói QE "khủng" với việc mua vào 60 tỷ EUR (tương đương 70 tỷ USD) trái phiếu mỗi tháng và trở thành ngân hàng trung ương lớn thứ tư trên thế giới sử dụng đến chương trình mua trái phiếu nhằm thổi luồng sinh khí mới vào nền kinh tế Eurozone.

Trong các năm gần đây, 3 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã đã lần lượt tung ra các gói QE để kích thích nền kinh tế. Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Mỹ và Anh đã bắt đầu mua vào trái phiếu sau cuộc khủng hoảng tài chính. Các gói QE của Mỹ, với quy mô tổng cộng 3.5 ngàn tỷ USD được áp dụng trong giai đoạn 2008-2014, đã giúp kinh tế nước này thoát khỏi suy thoái và phục hồi mạnh trở lại.

Sơ lược các gói QE của Fed

Tại Anh, đà tăng trưởng thuyết phục đã quay trở lại với nước này chỉ vài năm sau khi chương trình mua tài sản trị giá 375 tỷ bảng Anh (tương đương 569 tỷ USD) kết thúc, dù hiện nay BoE vẫn giữ nguyên chương trình này.

Trong khi đó, Nhật Bản bắt đầu áp dụng QE sớm hơn nhiều, kể từ năm 2001, và tổng giá trị trái phiếu mà ngân hàng trung ương nước này đã mua vào ở vào khoảng 1.7 ngàn tỷ USD. Đây là nỗ lực của BoJ trong việc chống chọi với tình trạng yếu kém kéo dài của nền kinh tế. Tuy nhiên, bất chấp động thái của BoJ, đà tăng trưởng của Nhật Bản chưa bao giờ trở lại một cách thực sự dứt khoát.

Như vậy, có thể thấy hiệu quả từ các biện pháp này vẫn chưa được rõ ràng. Một số người cho rằng kinh tế Mỹ và Anh có thể phục hồi mà không cần đến QE. Số khác lại cho rằng bức tranh kinh tế Nhật Bản sẽ tồi tệ hơn nếu không có QE.

Phước Phạm (Theo BBC)