TTCK Mỹ ra sao trước và sau khi Fed nâng lãi suất?

TTCK Mỹ ra sao trước và sau khi Fed nâng lãi suất?

S&P 500 thường đạt kết quả tích cực nhưng phải trải qua một chặng đường gập ghềnh

Có vẻ như ngày càng rõ ràng rằng chỉ còn vài tháng nữa là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 và điều này đang khiến nhà đầu tư căng thẳng. Nhưng liệu có nên như vậy?

* 360 độ về các gói QE trên toàn cầu

* Phố Wall tụt dốc vì sợ Fed sớm nâng lãi suất

* Brazil tiếp tục nâng lãi suất : “Thêm dầu vào lửa”

* Một ngân hàng trung ương vừa nâng lãi suất lên 30%

 

Chứng khoán Mỹ trượt dài trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước bất chấp bản báo cáo việc làm tốt hơn nhiều so với kỳ vọng của Mỹ trong tháng 2/2015.

Đây là trường hợp một thông tin vĩ mô tốt nhưng lại trở thành thông xấu cho thị trường chứng khoán. Dù không còn là một hiện tượng xa lạ, nhưng sự bắt đầu của một chu kỳ thắt chặt chính sách thường là thông tin bất lợi đối với thị trường chứng khoán.

Scott Minerd, Giám đốc đầu tư toàn cầu của Guggenheim Partners cho biết trong một báo cáo: “Trong 6 đợt thắt chặt tiền tệ kể từ năm 1980, S&P 500 đã tăng bình quân 23.5% trong 9 tháng trước lần nâng lãi suất đầu tiên”.

Trong khi đó, các hợp đồng tương lai quỹ liên bang cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng rằng khả năng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 là 21%, cao hơn so mức 16% trước khi báo cáo việc làm tháng 2 được công bố. Trong khi đó, khả năng nâng lãi suất vào tháng 9 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 63%.

Theo MarketWatch, Brian Belski - Chiến lược gia đầu tư trưởng tại BMO Capital Markets, đã nghiên cứu kỹ số liệu về diễn biến của thị trường trong 6 tháng trước và sau lần nâng lãi suất đầu tiên trong chu kỳ thắt chặt chính sách của Fed kể từ năm 1980.

Ông nhận thấy S&P 500 tăng bình quân 8.3% trong 6 tháng trước khi Fed nâng lãi suất và tăng bình quân 3.7% trong 6 tháng sau khi diễn ra động thái này. Trong báo cáo công bố tháng 2/2015, ông Belski cho biết tính chung, S&P 500 tăng bình quân 12.6% trong 12 tháng xung quanh lần nâng lãi suất đầu tiên.

Hơn nữa, lịch sử còn cho thấy, mặc dù nhìn chung thị trường chứng khoán thường đạt được kết quả tích cực trước và sau lần nâng lãi suất đầu tiên nhưng quá trình này không hề suôn sẻ. Ông Belski lưu ý rằng, S&P 500 từng chứng kiến đà sụt giảm mạnh (chẳng hạn như đợt sụp đổ năm 1987), tại một số thời điểm trong các giai đoạn trước khi nâng lãi suất (xem bảng bên dưới).

 

Phước Phạm (Theo MarketWatch)