360 độ về các gói QE trên toàn cầu

07/03/2015 11:30
07-03-2015 11:30:00+07:00

360 độ về các gói QE trên toàn cầu

Ngày 22/01/2015, NHTW Châu Âu (ECB) đã công bố kế hoạch khôi phục nền kinh tế Eurozone với việc bơm 60 tỷ EUR (69 tỷ USD) mỗi tháng thông qua chương trình nới lỏng định lượng (QE). Đây không phải là một chính sách xa lạ trong giới tài chính, nó thường được sử dụng khi lãi suất ngắn hạn gần bằng 0 và các NHTW không còn có thể nới lỏng chính sách đơn giản chỉ bằng cách điều chỉnh lãi suất.

* Lý thuyết và lịch sử các gói QE của NHTW thế giới

* Khi nào NHTW áp dụng chương trình nới lỏng định lượng (QE)?

* Fed chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn QE3

* ECB chính thức tung gói QE "khủng" hơn dự báo

 

Về bản chất, QE tương tự như Nghiệp vụ thị trường mở (OMO), tức liên quan đến việc mua bán chứng khoán kho bạc từ các tổ chức tư nhân nhằm bơm hoặc rút tiền ra khỏi hệ thống. Cung tiền tăng sẽ khiến lãi suất giảm và ngược lại. Tuy nhiên, tính chất hoạt động của QE mở rộng hơn so với OMO, điều này được thể hiện qua một số điểm khác biệt dưới đây:

  • Quy mô của QE lớn hơn nhiều so với nghiệp vụ thị trường mở.
  • Khi thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất không thể xuống dưới 0%. Nhưng QE chỉ được thực hiện khi lãi suất ngắn hạn đã gần bằng 0 và không thể giảm xuống dưới mức này.
  • Nghiệp vụ thị trường mở thường sử dụng các tài sản có kỳ hạn ngắn như tín phiếu, trong khi QE thường tập trung vào các trái phiếu kỳ hạn dài hơn.

Tác động của QE đến nền kinh tế

QE là một chính sách tiền tệ mở rộng với việc Ngân hàng Trung ương (NHTW) in thêm tiền (tiền điện tử) để mua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp dài hạn (có thể là từ các ngân hàng), qua đó làm tăng lượng tiền lưu thông trong hệ thống nhằm hạ thấp chi phí vay mượn (lãi suất dài hạn).

Khi lãi suất giảm, các doanh nghiệp được khuyến khích vay vốn và đầu tư vào các dự án (xây dựng nhà máy, mua nguyên vật liệu, thuê nhân công…), từ đó hỗ trợ cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Động thái này không chỉ tạo ra tình huống đôi bên cùng có lợi mà còn khuyến khích chi tiêu tiêu dùng, thổi luồng sinh khí mới vào nền kinh tế đang “ngủ say”, tăng cường đầu tư, việc làm và tiêu dùng.

Nhược điểm của QE           

Nhược điểm của chương trình nới lỏng định lượng (QE) có thể là sự gia tăng của cung tiền, nếu không được giám sát, có thể khiến lạm phát tăng cao trong dài hạn.

Lịch sử các gói QE trên thế giới

Trong vài năm trở lại đây, QE đã được sử dụng như một chiến lược dài hạn mang tính chất sống còn cho ba thị trường tài chính quan trọng là Mỹ, Anh và Nhật Bản. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã áp dụng QE thông qua việc cung cấp các khoản vay rẻ cho lĩnh vực ngân hàng.

QE của Nhật Bản năm 2001

Gói nới lỏng định lượng đầu tiên được Nhật Bản áp dụng vào năm 2001 trong khoảng thời gian 5 năm chủ yếu do sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế. NHTW Nhật Bản (BoJ) đã cố gắng để vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong bối cảnh giảm phát triền miên. BoJ tiếp tục in nhiều tiền hơn nữa và muốn đưa lượng tiền này vào lưu thông cũng như muốn gia tăng lượng tiền bằng mọi giá.

Tuy nhiên, gói nới lỏng định lượng được Nhật Bản áp dụng đầu những năm 2000 được xem như thất bại, khi các ngân hàng từ chối cho vay mặc dù thanh khoản đã được bổ sung.

Trong năm 2013, Nhật Bản tiếp tục tung ra một gói QE khổng lồ khác trị giá 1,400 tỷ USD theo chính sách Abenomics. Theo đó, BoJ tuyên bố mua 7,000 tỷ JPY trái phiếu Chính phủ mỗi tháng bằng tiền điện tử. Hơn nữa, trong tháng 10/2014, BOJ đã tăng lượng tiền cơ sở trong hệ thống và tiết lộ sẽ nâng lượng tiền đẩy vào hệ thống mỗi năm lên 724 tỷ USD (80,000 tỷ JPY) so với mức 60,00 – 70,000 tỷ JPY trong năm trước.

QE của Mỹ năm 2008

2008 là năm đánh dấu lần đầu tiên Mỹ áp dụng QE nhằm vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các tài sản mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mua vào theo gói QE này bao gồm từ trái phiếu kho bạc cho đến chứng khoán thế chấp. Tiếp đó vào tháng 10/2010, Fed thực hiện gói QE thứ hai với việc mua vào 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc cho đến cuối quý 2/2011. Đến năm 2012, Fed đã can thiệp sâu hơn và giúp thị trường chuẩn bị tâm lý đón nhận gói nới lỏng định lượng thứ ba với chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn lấy trái phiếu dài hạn mang tên Operational Twist. Mục đích của chương trình hoán đổi trái phiếu này là tung các chứng khoán ngắn hạn ra thị trường, qua đó đẩy lãi suất ngắn hạn tăng. Trong khi đó, việc mua vào các chứng khoán dài hạn cũng đã khiến lãi suất dài hạn giảm. Được biết, các gói nới lỏng định lượng của Mỹ đã chính thức kết thúc vào ngày 29/10/2014 sau khi Fed đã mua tổng cộng 4,500 tỷ USD tài sản tài chính.

QE đã mang lại gì cho kinh tế Mỹ? Tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm mạnh sau khi QE bắt đầu và nền kinh tế đã đạt được đà tăng trưởng tương đối vững chắc mặc dù với tốc độ vẫn còn chậm. Dù vậy, đây vẫn được xem là đà phục hồi đáng kể của nền kinh tế số 1 thế giới.

QE của Anh năm 2009

NHTW Anh (BoE) đã khởi động gói QE vào tháng 3/2009 với việc mua vào 200 tỷ bảng Anh các tài sản tài chính. Vào năm 2011, BoE tăng quy mô gói QE thêm 75 tỷ bảng Anh để chặn đứng nguy cơ suy thoái kép. Đến năm 2012, BoE công bố quy mô gói QE đã đạt tổng cộng 375 tỷ bảng Anh.

QE đã làm được gì cho kinh tế Anh? Các hộ gia đình đều được hưởng lợi tùy thuộc vào lượng tài sản mà họ nắm giữ, đặc biệt các hộ gia đình đã giàu ngày càng trở nên giàu hơn. Bên cạnh đó, năm 2014, Anh trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khối G7.

QE của Eurozone năm 2015

Năm 2012, Chủ tịch ECB Mario Draghi khẳng định ông sẽ làm "bất cứ điều gì" để bảo vệ đồng euro. Nhưng sau nhiều năm cố gắng để vực dậy nền kinh tế, lãi suất vẫn ở mức thấp kỷ lục 0.05%. ECB đã cố gắng đẩy mạnh cho vay bằng cách cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các ngân hàng nhưng khi lạm phát bắt đầu mang giá trị âm lần đầu tiên trong hơn 6 năm vào tháng 12/2014, ông Mario Draghi đã quyết định sử dụng gói QE với quy mô 1,140 tỷ EUR đến tháng 03/2016. Hiện lạm phát tại Eurozone chỉ là âm 0.2%, cách rất xa so với mục tiêu 1.9%.

Lạm phát quá thấp có thể tác động tích cực hơn là tiêu cực cho Eurozone. Tuy nhiên, nếu Eurozone bị mắc kẹt trong tình trạng giảm phát quá lâu, điều này có thể trì hoãn các quyết định chi tiêu dẫn đến tình trạng trì trệ trong tiêu dùng. Hiện nay, tiền tại Eurozone dường như đang bị mắc kẹt trong các ngân hàng vì các ngân hàng này lưỡng lự không muốn cho vay.

QE sẽ làm được gì cho Eurozone?

Eurozone gồm nhiều nước có đồng tiền chung và chính sách chung. Trong quá khứ, QE đã được thử nghiệm tại từng quốc gia. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn nhất là mỗi nước trong Eurozone có thể giữ một quan điểm khác nhau về QE và Đức là một ví dụ như vậy. Đức cho rằng đối với các nền kinh tế nợ nần chồng chất như Italy và Tây Ban Nha, QE có thể làm chậm quá trình cải cách trên khắp châu Âu. Nhưng đây mới là nguyên nhân: Ngân hàng trung ương của từng nước sẽ phải chịu trách nhiệm cho khoản tổn thất trên 80% đối với số trái phiếu đã mua. Bằng cách đó, Đức sẽ không phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho bất kỳ thiệt hại nào với các khoản đầu tư, chẳng hạn như trái phiếu Tây Ban Nha. Hy Lạp và Síp bị loại khỏi danh sách do nợ của hai nước này không được xếp hạng đầu tư.

Theo Forbes, khoảng 275 tỷ EUR sẽ chảy vào Đức - một quốc gia có lẽ ở vị thế mạnh nhất tại Eurozone và ít cần thanh khoản nhất. Các nhà kinh tế cũng đã đưa ra những đánh giá khác nhau về lợi ích của QE đối với Eurozone. Nhiều người đề cập đến những năm 1920, khi siêu lạm phát khiến giá cả tăng lên gấp nhiều lần trong 5 năm. QE không có gì khác biệt so với những gì mà ECB đã làm cho đến nay, ngoại trừ việc bơm tiền với quy mô lớn hơn. Một số nhà phân tích cho rằng, QE chỉ có thể mang lại một sự khác biệt nhỏ cho Eurozone. Tuy nhiên, các nhà kinh tế lạc quan hơn cho rằng QE sẽ giúp ích cho cuộc khủng hoảng châu Âu ngay cả khi nhiều nước không chấp nhận chương trình này.

QE đã phải đối mặt với nhiều đánh giá khác nhau tại hầu hết các quốc gia mà chương trình này được thực hiện. Dù vậy, một đóng góp đáng kể là QE đã giúp cải thiện niềm tin thị trường. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng QE cũng gây ra một số tác động tiêu cực nhất định. Chương trình này có thể gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng nếu các ngân hàng vẫn không muốn cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong nước vay vốn, trong khi lại sử dụng nguồn tiền này để đầu tư vào các thị trường mới nổi và các cơ hội khác ở nước ngoài.

Liệu QE có trở thành “liều thuốc tiên” đối với Eurozone hay không vẫn là một điều bí ẩn lớn,… nhưng nếu chương trình này phát huy tác dụng thì chắc chắn đó sẽ là thông tin tích cực đối với nhiều quốc gia trong khu vực.

Đào Minh Tuấn (Theo EconomyWatch)







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98