Các NHTW Eurozone “âm thầm” in hàng tỷ EUR trước khi ECB tung gói QE

14/12/2015 13:15
14-12-2015 13:15:09+07:00

Các NHTW Eurozone “âm thầm” in hàng tỷ EUR trước khi ECB tung gói QE

Các ngân hàng trung ương Eurozone đã âm thầm mua vào hàng tỷ EUR tài sản trong thập kỷ vừa qua bằng cách sử dụng một công cụ cho phép họ in tiền cho các mục đích khác ngoài chính sách tiền tệ, một nghiên cứu cho thấy.

* ECB giảm lãi suất huy động xuống âm 0.3%, kéo dài QE đến tháng 3/2017

Theo Reuters, trong khi ai cũng biết đến chương trình nới lỏng định lượng (QE) quy mô 1.5 ngàn tỷ EUR (tương đương 1.64 ngàn tỷ USD) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), thì sự hiện diện của cơ chế riêng biệt này với mục đích mua vào trái phiếu và các tài sản khác chỉ vừa được nhà nghiên cứu Daniel Hoffmann công bố lần đầu tiên trong tuần vừa qua.

Nghiên cứu của ông Daniel Hoffmann đã gia tăng làn sóng chỉ trích tại Đức về sự thiếu minh bạch của các ngân hàng trung ương Eurozone. Được biết, nghiên cứu này là một phần của luận án tiến sỹ với lời giới thiệu của Hans Werner-Sinn, một trong những nhà phê bình nghiêm khắc nhất trong các cuộc tranh luận công khai tại Đức.

Dựa trên số liệu tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương quốc gia (NCB), ông Hoffman cho biết tổng tài sản mà các NCB đang nắm giữ ngoài các hoạt động chính sách tiền tệ thông thường đã phình to lên mức 623 tỷ EUR vào cuối năm ngoái từ mức 214 tỷ USD trong năm 2005.

Nghiên cứu đã đặt câu hỏi về việc sử dụng chương trình này của các NCB, vốn không phục vụ cho các mục đích tiền tệ, chẳng hạn như quản lý quỹ hưu trí của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2012, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng mạnh khiến một số quốc gia phải nhờ đến sự hỗ trợ về mặt tài chính.

Lượng tài sản mua vào đã gia tăng đáng kể trong các năm khủng hoảng, đặc biệt là lượng mua vào của ngân hàng trung ương các nước Pháp, Italy, Hy Lạp và Ireland.

Hôm 10/12, ECB cho biết trên trang web của ngân hàng này rằng chuyện “in tiền không kiểm soát” khó có thể xảy ra với việc sử dụng công cụ có tên Thỏa thuận Tài sản Tài chính ròng (ANFA) vì ECB đã áp dụng mức trần đối với lượng tài sản mà mỗi NCB có thể mua để ngăn chặn tác động đến chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, các mức trần này lại không được công bố công khai và dù NCB phải thông báo cho ECB những gì họ mua vào nhưng không phải NCB nào cũng công khai những chi tiết như vậy.

Nghiên cứu cho thấy các tài sản được phân loại là “chứng khoán khác” trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương quốc gia, được mua bằng tiền tự có, đã nhảy vọt từ mức 122.6 tỷ EUR trong năm 2005 lên 374.9 tỷ EUR trong năm 2014.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của Eurosystem, hiện các tài sản này đang đứng ở mức 358.2 tỷ EUR. “Sự gia tăng này hầu như đã hoàn toàn thoát khỏi mắt của công chúng”, ông Hoffmann cho biết trong nghiên cứu.

Theo nguồn tin của Eurosystem, tổng tài sản mà các ngân hàng trung ương Eurozone nắm giữ không vì mục đích tiền tệ đứng ở mức 575 tỷ EUR tại thời điểm cuối năm 2014. Trong khi đó, hiện hàng tháng ECB đang chi 60 tỷ EUR theo chương trình nới lỏng định lượng (QE) được áp dụng từ tháng 3 năm nay và dự kiến kéo dài trong 25 tháng với tổng quy mô 1.5 ngàn tỷ EUR.

Số liệu của Hoffman đã làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu việc mua tài sản của các NCB có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái cấp vốn cho các Chính phủ nợ nần nhiều hoặc các tổ chức khó khăn của Eurozone hay không.

Hội đồng điều hành của ECB sẽ phủ quyết bất kỳ hành động nào của một NCB nếu cảm thấy ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Eurosystem và Chủ tịch ECB Mario Draghi đã đẩy lùi bất cứ lo sợ nào về hành động chơi xấu.

Ông Draghi cho biết: “Tôi sẽ loại trừ hoàn toàn khả năng tài trợ tiền tệ”. Các NCB không mua từ thị trường sơ cấp và các chính sách đầu tư của họ là tương đối rộng”./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98