Phải có thể chế cho thị trường điện cạnh tranh

Phải có thể chế cho thị trường điện cạnh tranh

Vì sao phải xây dựng thể chế cho thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam? Các chuyên gia kinh tế đã trao đổi với báo chí nhân hội thảo về chủ đề này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hôm nay, ngày 1-7, tại Hà Nội.

* Chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh

* Thị trường điện cạnh tranh: Chuẩn bị tích cực

* Thị trường phát điện cạnh tranh còn... nửa vời

Ông Nguyễn Đình Cung,
Viện trưởng CIEM

Thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý

Chúng ta đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nguyên tắc cái gì thị trường tự định giá thì để cho thị trường tự quyết định giá, những thứ gì cạnh tranh được thì thiết lập cơ chế cạnh tranh, Nhà nước chỉ quản lý ở khâu độc quyền tự nhiên.

Chúng ta đang muốn huy động thành phần kinh tế tư nhân vào sản xuất và phân phối điện thì chỉ có thông qua thể chế thị trường mới huy động được sự tham gia đầu tư của họ. Khu vực kinh tế tư nhân cần có chỗ trong sản xuất điện và thiết lập hệ thống phân phối điện tới người tiêu dùng. Ngành điện được thị trường hóa mới tạo ra nguồn cung dồi dào, có chất lượng để phát triển kinh tế, và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Thiết lập thể chế thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý. Có nhiều khái niệm như người vận hành thị trường, điều tiết thị trường, giám sát thị trường Việt Nam chưa có, hoặc có nhưng không độc lập. Ví dụ như cơ quan điều tiết phải độc lập, cơ quan hoạch định chính sách phải độc lập với chủ sở hữu. Như vậy, Việt Nam còn khác biệt khá xa so với quốc tế.

Các cơ quan này cần đứng độc lập để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng, và bảo vệ lợi ích người sản xuất. Cần tách biệt hệ thống truyển tải khỏi sản xuất, đây là hệ thống độc quyền tự nhiên nhà nước phải vận hành nó, để người sản xuất và người tiêu dùng có quyền bình đẳng như nhau và thuận lợi tiếp cận hệ thống truyền tải. Giá cả của nó phải là giá dịch vụ công ích. Theo kinh nghiệm các nước thì nước ta còn khác khá nhiều, và con đường cải cách còn khá xa.

Vì sao càng dùng điện càng đắt? Lý do là các nước dưa thừa cung, càng sử dụng nhiều thì giá càng thấp vì chi phí sản xuất sẽ càng giảm. Còn Việt Nam thì đang thiếu hụt điện nên phải tính bậc thang tăng để người dùng tiết kiệm điện.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Tính giá điện lũy tiến đang trở thành vấn đề bức xúc của dư luận, vì sao?

Việc tính giá điện lũy tiến đang trở thành vấn đề bức xúc của dư luận, do tiêu dùng dân dụng của người dân miền Bắc tăng đột biến, và họ có hoài nghi.

Người ta xem lại giá điện, cách tính giá điện, nước thiếu điện áp dụng tính điện lũy tiến như nước ta, với mức lũy tiến phải phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu thực tế từng nước.

Còn một số nước tính giá theo giờ cao điểm, có đồng hồ để đo điện theo giờ, dùng giờ cao điểm giá cao, còn giờ thấp điểm giá thấp, nên nhiều doanh nghiệp chuyển giờ làm việc vào giờ thấp điểm, như Anh, Nhật làm việc ban đêm vì lúc đó điện giá rẻ, công nhân được lương cao hơn, giá thành sản phẩm thấp hơn, cạnh tranh tốt hơn.

Vấn đề của Việt Nam, giá điện lũy tiến có phù hợp với tình hình và thu nhập người dân chưa? Tôi nghĩ, giá điện những năm 2000 thì được tính tương đối hợp lý dựa trên tỷ giá lúc đó là khoảng 11.000 đồng/đô la Mỹ, giá điện hấp dẫn với nhà đầu tư.

Đọc thêm tại đây

Tư Hoàng lược ghi

tbktsg