Myanmar đã sẵn sàng mở cửa

Myanmar đã sẵn sàng mở cửa

Một loạt những động thái cải cách hệ thống ngân hàng, điều chỉnh tỷ giá tiền tệ và mở cửa thị trường chứng khoán gần đây cho thấy Myanmar đã sẵn sàng mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Myanmar có bốn tỷ giá tiền tệ, không được xếp hạng tín nhiệm và có một thị trường chứng khoán sơ khai nhưng vẫn chưa có giao dịch. Đó là một vài mảnh ghép của những rắc rối tài chính mà Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi thừa hưởng lại khi tiếp nhận quyền kiểm soát Quốc hội từ năm ngoái. Sau 5 thập kỷ nằm dưới sự cai trị của quân đội, đảng đối lập này sẽ phải vật lộn với những rắc rối đó và cả những hậu quả của quá trình đất nước bị cô lập để lại.

Tuy nhiên các nhà đầu tư lại nhìn thấy tiềm năng ở quốc gia có 56 triệu dân này. Myanmar cũng vẫn tồn tài những nét văn hóa tư bản, vì quốc gia này đã phát triển một thị trường chợ đen phức tạp trong suốt cả quá trình dưới sự cai trị của quân đội, và có tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia này cũng có thể trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo GDP nước này sẽ tăng 8,4% trong năm 2016. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Mynamar đang cố gắng điều chỉnh cấu trúc hệ thống tài chính để có thể đáp ứng được làn sóng đầu tư và thương mại nước ngoài đổ vào.

Myanmar đang hướng đến một nền kinh tế hiện đại bằng cách mở cửa chào đón nhà đầu tư nước ngoài

Trong tháng Mười vừa qua, Ngân hàng Trung ương Myanmar đã cấp phép sơ bộ cho 9 tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng ANZ Banking Group và Ngân hàng Công thương Trung Quốc. Các tổ chức tín dụng này được kỳ vọng sẽ kết nối vào hệ thống tài chính, ngân hàng của Myanmar để thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài vào đây. Theo ngân hàng trung ương, vòng cấp phép lần thứ hai sẽ được tiến hành ngay trong năm nay.

Dưới sự cai trị của quân đội, tỷ giá chính thức của đồng tiền Myanmar, kyat, được quy đổi ở mức 6,4 kyat lấy 1 USD, cao hơn 100 lần so với các tỷ giá trên thị trường chợ đen lúc bấy giờ. Sau khi đất nước này bắt đầu hướng tới việc chuyển giao quyền lực từ quân chủ sang dân chủ, ngân hàng trung ương Myanmar từ năm 2012 đã giới thiệu một tỷ giá thả nổi có quản lý, với mức tỷ giá hàng ngày đầu tiên được xác định là 818 kyat đổi 1 USD. Hiện tại cơ chế tỷ giá này vẫn còn hiệu lực. Vào mỗi sáng, sau khi các ngân hàng thương mại ra giá đồng tiền tại một phiên đấu giá, ngân hàng trung ương thông báo tỷ giá tham chiếu. Các ngân hàng sau đó được cho phép mua hoặc bán đồng kyat trong biên độ +/-0,8% của tỷ giá tham chiếu.

Tất nhiên các ngân hàng cũng có những tỷ giá cạnh tranh và không chính thức mà họ sử dụng để thỏa thuận ngầm với nhau. Và đó chính là tỷ giá chợ đen, chiếm phần lớn các giao dịch tiền tệ tại Myanmar.

Mục đích cuối cùng của ngân hàng trung ương là hợp nhất tất cả 4 tỷ giá đó. Năm ngoái, ngân hàng trung ương đã bắt đầu hạ tỷ giá chính thức một cách chậm dãi. “Tỷ giá chính thức và phi chính thức bây giờ không khác nhau nhiều lắm,” Win Thaw, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar, người đứng đầu Vụ Tiền tệ, nói.

Hiện đại hóa nền kinh tế

Di sản mà sự cai trị của quân đội trong suốt 5 thập kỷ qua để lại cho Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á. Ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quốc gia này sẽ cần tới 80 tỷ USD để đầu tư vào năng lượng, giao thông và các dự án công nghệ từ nay đến năm 2013 nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.

Tất nhiên, kế hoạch tìm kiếm nguồn tài chính sẽ dễ hơn rất nhiều nếu Myanmar được đánh giá tín nhiệm. Chính phủ nước này năm ngoái cũng đã thuê Citigroup và Standard Chartered Bank tư vấn về mức xếp hạng tín nhiệm, nhưng đến nay Myanmar vẫn chưa được đánh giá tín nhiệm.

Thị trường chứng khoán

 

Thứ mà Myanmar có bây giờ là thị trường chứng khoán. Thứ mà đã được chờ đợi khá lâu mới thành hiện thực. Daiwa Institute of Research Holdings, một bộ phận của công ty môi giới chứng khoán lớn thứ hai ở Nhật Bản, đã bắt đầu đặt nền móng chi thị trường này từ 20 năm trước. Sau vô số lần trì hoãn, Myanmar đã mở cửa thị trường này tại Yangon vào tháng 12 vừa qua.

* TTCK Myanmar: Sẽ không có cổ phiếu nào lên sàn cho đến tháng 7

Có 6 doanh nghiệp đã được chọn để niêm yết trên sàn, bao gồm hai ngân hàng, theo Ủy ban Chứng khoán Myanmar. First Myanmar Investment, một tập đoàn được kiểm soát bởi doanh nhân Serge Pun, đang hướng tới việc trở thành doanh nghiệp đầu tiên được giao dịch trên sàn, Pun nói.

Dự kiến, giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ bắt đầu trong tháng Ba này. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không tham gia vào thị trường lúc đầu. Một trong những mối lo ngại rằng thị trường này sẽ giống như thị trường ở Lào và Campuchia, những thị trường được sinh ra trước nhưng vẫn chưa thể phát triển. Những người lạc quan thì cho rằng thị trường Myanmar sẽ có cơ hội tốt hơn để thành công, dựa vào quy mô nền kinh tế đạt 66 tỷ USD, cao hơn gấp 3 lần so với Lào và Campuchia.

“Nền kinh tế của Myanmar và quy mô dân số không thể mang ra so sánh trực tiếp với những quốc gia đó,” Melvyn Pun, một người con trai của ông Serge Pun nói. “Myanmar có số dân nhiều hơn 7 lần Lào,” ông nói tiếp. Và như là một phần chuẩn bị cho thị trường chứng khoán, các đoàn công tác từ Myanmar đã sang Tokyo để tham dự các lớp học “Stocks 101” do các cựu nhà đầu tư của Daiwa giảng dạy.

Bảo Trâm

dđdn