Nhịp đập Thị trường 11/11: Đóng cửa trái chiều

Nhịp đập Thị trường 11/11: Đóng cửa trái chiều

Không nhiều diễn biến đáng chú ý cho đến khi đóng cửa ngoại trừ việc 2 cổ phiếu vốn khá thầm lặng trong nhóm hạ tầng, bất động sản là LDGTIP bất ngờ tăng kịch trần và không còn dư bán.

Ngoài ra, hiện tượng ROS tiếp tục tăng mạnh bất chấp có rất nhiều nghi ngại về hoạt động kinh doanh thực chất của doanh nghiệp này trên các diễn đàn.

Một số sự bứt phá đáng kể đầu giờ chiều như HSG, GAS, … đã gặp áp lực cung lớn và tạm lùi về gần mức giá tham chiếu khi đóng cửa. Ngược lại, VIC của Vingroup duy trì sức mạnh khá bền khi tiếp tục tăng mạnh và đóng cửa ở mức giá 44,000 đ/cp, tăng mạnh 2.8%.

Chốt phiên, VN-Index tăng 0.15%, lên mức 679.2 điểm, trong khi đó, 2 chỉ số còn lại giảm nhẹ. Thanh khoản tiếp tục đạt mức thấp, chỉ hơn 2,400 tỷ đồng.

14h: Lực cầu gia tăng

Đầu giờ chiều, lực cầu gia tăng tại nhiều cổ phiếu dẫn dắt đang kéo các chỉ số tăng trở lại. VN-Index có lúc tăng gần chạm 680 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 28/10/2016.

GAS và ROS tiếp tục là đầu tàu tại sàn HSX, kéo theo nhiều mã khác như HSG, FPT, REE, FLC, ... trong khi đó, tại sàn Hà Nội, chỉ còn VCSNTP giảm điểm nhẹ, phần lớn các mã khác trong top10 vốn hóa đã quay đầu tăng điểm.

Phiên sáng: Thanh khoản suy giảm

Đóng cửa phiên sáng, 2 chỉ số chính tiếp tục duy trì ở mức dưới tham chiếu trong khi đó, UPCoM-Index cũng chỉ tăng điểm nhẹ. Điểm chung ở cả 3 sàn giao dịch chính là thanh khoản đều suy giảm khá mạnh khi chỉ đạt 1,191 tỷ đồng.

Trong top10 vốn hóa sàn HOSE, chỉ GAS, BVH và ROS tăng giá nhẹ, 7 cổ phiếu còn lại đều giảm giá. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với sàn Hà Nội khi chỉ DBCVNR có mức tăng so với giá đóng cửa phiên trước.

Tính chung trên toàn thị trường, FLC là cổ phiếu có KLGD cao nhất với hơn 8 triệu đơn vị. Trong khi đó, cổ phiếu HPG dẫn đầu thị trường ở tiêu chí GTGD với hơn 82 tỷ đồng.

10h30: Sự trỗi dậy của cổ phiếu khai khoáng

Trái ngược với sự ảm đạm chung của thị trường, nhóm cổ phiếu ngành khai khoáng (trừ dầu khí) đã có phiên giao dịch rất ấn tượng với hàng loạt cổ phiếu tăng kịch trần. Cần nhớ, từ rất lâu rồi, các nhóm ngành như khoáng sản và than đá hầu như rất ít khi được thị trường chú ý.

BHN của Bia Hà Nội sau chuỗi ngày tăng mạnh từ khi chào sàn đã ghi nhận phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp bằng việc giảm kịch sàn và không còn dư mua. Cùng với đó, các cổ phiếu khác thuộc nhóm ngành bia rượu, nước giải khát cũng đang có diễn biến khá tiêu cực.

Tại thời điểm 10h15, VN-Index giảm nhẹ 0.07%, GTGD đạt 575 tỷ đồng. Ngược lại, 2 chỉ số tại sàn HNX đều đag tăng nhẹ nhưng thanh khoản cũng chỉ ghi nhận ở mức thấp.

Mở cửa: Thận trọng trở lại

Như lo ngại ban đầu, sự hưng phấn đã giảm đi rất nhiều và tâm lý thận trọng đã quay trở lại chỉ sau 1 phiên khởi sắc. Ngoại trừ Upcom mở cửa tăng điểm, 2 chỉ số chính có sự khởi đầu không thực sự tốt khi tạm thời giảm nhẹ.

Trong các nhóm cổ phiếu tăng mạnh từ phiên trước, chỉ còn nhóm cao su vẫn duy trì diễn biến khả quan khi tăng điểm, còn lại, phần lớn chỉ giao dịch quanh tham chiếu.

Sự tăng vọt của cổ phiếu ngân hàng tại thị trường Mỹ cũng đang có tác động tốt đến nhóm cổ phiếu này với việc MBB, VCB, ACB tăng điểm, BID, CTG giao dịch ở giá tham chiếu trong khi SHB giảm điểm nhẹ.

Cập nhật trước phiên

Cùng với đà hồi phục của chứng khoán toàn cầu, thị trường đã lấy lại hết số điểm bị mất sau phiên giảm mạnh ngày 9/11. Có vẻ như khi sự hoảng loạn qua đi, nhà đầu tư nhận thấy việc ai làm Tổng Thống Mỹ hầu như chưa thể tác động quá nhiều đến các doanh nghiệp Việt Nam lẫn thị trường chứng khoán trong nước, ít nhất là trong ngắn hạn.

Phần lớn các cổ phiếu đã tăng điểm trở lại, trong đó, nhóm Bất động sản (CTD, DXG, HBC,…), Vật liệu xây dựng (HPG, HSG, NKG, …), đặc biệt là Cao su thiên nhiên (TRC, DPR, PHR, …) đã có phản ứng tích cực nhất.

Giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài đã sôi động trở lại, mặc dù vậy, động thái chủ đạo của khối này trong phiên hồi phục lại là thoái vốn ngắn hạn với giá trị bán ròng đạt gần 100 tỷ đồng.

Ngày 11/11 cũng là ngày bắt đầu ngưng giao dịch của 2 cổ phiếu SCRIJC với những lý do khác nhau. SCR của Sacomreal ngưng giao dịch để chuẩn bị cho việc chuyển sang sàn HOSE với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên (18/11/2016) là 9,140 đồng/cp. Trong khi đó, IJC, ngừng giao dịch để thực hiện việc hoàn trả 50% vốn góp cho nhà đầu tư (10,000 đồng/cp) và giao dịch trở lại vào ngày 22/11/2016.

Trong phiên cuối tuần, với quán tính tăng điểm từ phiên trước và diễn biến tích cực của chứng khoán thế giới, nhiều khả năng thị trường chứng khoán trong nước vẫn có phiên giao dịch với nhiều kỳ vọng tăng điểm. Tuy vậy, sau khi sự hưng phấn ngắn hạn qua đi, thị trường sẽ lại đối mặt với một giai đoạn trầm lắng do thiếu vắng thông tin hỗ trợ.