Xuất khẩu 11 tháng đầu năm ở TPHCM tăng nhẹ, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất

Xuất khẩu 11 tháng đầu năm ở TPHCM tăng nhẹ, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất 

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh ước thực hiện tháng 11 đạt 2,714.8 triệu USD, giảm 3.7% so tháng trước. Ước tính 11 tháng đầu năm đạt 28,845.5 triệu USD, tăng 5% so cùng kỳ.

Cụ thể, loại trừ giá trị dầu thô, trị giá xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 26,503.3 triệu USD, tăng 10.4%. Tình hình cụ thể của các doanh nghiệp trên địa bàn TP xuất qua cửa khẩu như sau:

Tổng kim ngạch xuất khẩu bao gồm dầu thô ước thực hiện tháng 11 đạt 2,708 triệu USD, tăng 1.3% so tháng trước. Ước tính 11 tháng đầu năm đạt 26,731.7 triệu USD, tăng 7.6% so cùng kỳ. Loại trừ dầu thô ước đạt 24,389.5 triệu USD, tăng 14%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn một nửa trong tổng kim ngạch và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực. Cụ thể

Nhà nước chiếm tỷ trọng 12.4%, giảm 30.1% (giảm 1,431.7 triệu USD).

Có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 53.4%, tăng 21.4% (tăng 2,516.3 triệu USD).

Ngoài nhà nước chiếm 34.2%, tăng 9.5% (tăng 794 triệu USD).

Thị trường xuất khẩu chủ yếu các nước: đứng đầu là Mỹ với 4,930 triệu USD, chiếm tỷ trọng 18.4%; Trung Quốc chiếm vị trí thứ 2 với 4,832.8 triệu USD, chiếm 918%; kế đến là Nhật Bản 2,549.2 triệu USD, chiếm 9.5%, Hàn Quốc 1,314.5 triệu USD, chiếm 4.9%, Hồng Kông 1,241 triệu USD, chiếm 4.6%...

Cụ thể ước tính kim ngạch xuất khẩu 11 tháng của một số mặt hàng vào các thị trường chính như sau:

  • Mỹ là thị trường xuất khẩu số một với 4,930 triệu USD, tăng 8.4% so cùng kỳ, trong đó: rau quả tăng 48.9%, điện thoại và linh kiện tăng 88.6%, hàng hóa khác tăng 85.3%, dệt may tăng 2.5%, giày dép tăng 0.73%, thủy sản tăng 2.1%.
  • Thị trường thứ 2 là Trung Quốc: xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ước 11 tháng đạt 4,832.8 triệu USD, tăng 37.5% so cùng kỳ, trong đó: hàng thủy sản tăng gấp 3 lần, giày dép tăng 36.5%, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 48.1%, hàng dệt may giảm 1.1%, sợi dệt giảm 16.6%, hàng rau quả giảm 14%...
  • Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu đạt 2,549 triệu USD, giảm 9.9%, trong đó: thủy sản tăng 15%, dệt may (7.6%), sản phẩm điện tử (18.8%)..
  • Hàn Quốc: xuất khẩu đạt 1,314.5 triệu USD, tăng 25.9% so cùng kỳ, trong đó: thủy sản giảm 5.1%, dệt may (18.29%), giày dép giảm 12%, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2.3 lần.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu:

  • Nhóm hàng nông lâm thủy hải sản đạt 4,596.4 triệu USD, tăng 4.9% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 18.84%. Trong đó:
  • Gạo: xuất khẩu 658 ngàn tấn, trị giá 762.7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3.1%, giảm 25.4% so cùng kỳ (lượng giảm 49%).
  • Cà phê xuất khẩu đạt 740 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3.1%, tăng 46.7%.
  • Hàng thủy hải sản đạt 658.7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2.7%, tăng 6.4% so cùng kỳ
  • Gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 491.8 triệu USD, tăng 19.1%, chiếm tỷ trọng 2%.
  • Nhóm hàng công nghiệp đạt 17,966.3 triệu USD, tăng 16.62% và chiếm tỷ trọng 73.79%. Trong đó:
  • Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: ước xuất đạt 6,016 triệu USD, tăng 46.7% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 24.7%. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 99.4%; khu vực trong nước chiếm 0.6%.
  • Hàng may mặc ước đạt 5,014.4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20.6% tăng 3.8% so cùng kỳ. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 43.6%; khu vực trong nước chiếm 56.4%. Thị trường chủ yếu vẫn là Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm tỷ trọng gần 78%.
  • Hàng giày dép ước xuất 2,240.9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9.2%, giảm 0.6% so cùng kỳ. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 83%; khu vực trong nước chiếm 17%. Thị trường chủ yếu là Mỹ, Đức, Nhật , Anh, Trung Quốc chiếm trên 58%.
  • Nhóm hàng hóa khác đạt 1,796.7 triệu USD, tăng 13.57%, chiếm tỷ trọng 7.3%
  • Riêng dầu thô: ước xuất đạt 7,056.3 ngàn tấn, giảm 15.4%; về trị giá đạt 2,342 triệu USD, giảm 32.3%, do giá bình quân giảm 20% so cùng kỳ. Kim ngạch dầu thô chiếm 8.76% trong tổng kim nghạch xuất khẩu./.

* Tài liệu đính kèm

BCTH_T11-2016.pdf