Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2017

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2017

Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng; Nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng muối, trứng gia cầm... là những chính sách ngành Công Thương có hiệu lực từ tháng 4/2017.

Nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng

Từ ngày 25/04/2017, Quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, có 4 nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu bao gồm nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ; Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay; Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện; Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

Quyết định quy định cụ thể về lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng, theo đó, đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nhiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện. Thực thiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020 đối với sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020 đối với máy tính xách tay.

Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới): Thực hiện dãn nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31/12/2017; đối với xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31/12/2019. Từ ngày 1/1/2018 thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ và đối với xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 1/1/2020.

Quy định mới về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng muối, trứng gia cầm

Từ ngày 17/4/2017, Thông tư 03/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2017 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2017 được quy định như sau:

TT

Mã số hàng hoá

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

0407.21.00 và 0407.90.10

Trứng gà

50,051

Trứng thương phẩm không có phôi

0407.29.10 và 0407.90.20

Trứng vịt, ngan

0407.29.90 và 0407.90.90

Loại khác

2

2501

Muối

tấn

102,000

Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

Đối với mặt hàng muối, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.

Đối với mặt hàng trứng gia cầm, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.

Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối thực hiện theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ muối sản xuất trong nước.

Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

Đối với mặt hàng muối, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.

Đối với mặt hàng trứng gia cầm, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.

Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối thực hiện theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ muối sản xuất trong nước.

EVN không được huy động vốn đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

Từ ngày 01/04/2017, Nghị định 10/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, EVN được quyền huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhưng phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn không vượt quá 03 lần. EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính.

Nghị định cũng sửa đổi phương thức kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc EVN và các Tổng công ty phát điện thuộc EVN. Theo đó, số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất điện được xác định bằng sản lượng điện nhân với giá tính thuế nhân với thuế suất thuế GTGT (10%) trừ đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Giá tính thuế GTGT đối với điện của các công ty nêu trên là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện.

Hướng dẫn khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

Theo Thông tư số 20/2017/TT-BTC ngày 06/03/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư số 195/2015/TT-BTC quy định người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước; số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế tiêu thụ đặc biệt tính được ở khâu bán ra trong nước. Riêng với số thuế tiêu thụ đặc biệt không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Để được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt, người nộp thuế phải có chứng từ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng …

Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/04/2017./.