Góp vốn bằng uy tín, kiến thức và hoạt động kinh doanh: tại sao không?

Góp vốn bằng uy tín, kiến thức và hoạt động kinh doanh: tại sao không?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “chưa bao giờ Chính phủ tạo nhiều cơ hội cho khởi nghiệp như lúc này”. Để tận dụng những cơ hội này, chúng ta cần phải tìm hiểu và khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có để đưa vào sản xuất kinh doanh. Một trong những nguồn lực rất quan trọng tạo vốn trong kinh doanh là uy tín, kiến thức, hoạt động kinh doanh.

Ai cũng hiểu, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào từ sản xuất đến cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Về mặt kinh tế, vốn là phương tiện kinh doanh. Về mặt pháp lý, vốn được hiểu là phương tiện đảm bảo cho việc trả nợ(1).

Các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau có cách nhìn nhận và quy định khác nhau về tài sản được coi là vốn góp để thành lập doanh nghiệp. Phạm vi rộng, hẹp của những loại tài sản được coi là vốn góp vào thành lập doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, hạn chế hay thúc đẩy việc khởi nghiệp của cá nhân, đặc biệt là những người trẻ trong xã hội.

Chẳng hạn ở Mỹ, tiền, tài sản, sức lao động hoặc kỹ năng có thể được góp vốn vào doanh nghiệp hợp danh(2). Campuchia thừa nhận tài sản dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp có thể là kiến thức hoặc hoạt động kinh doanh(3). Trong khi Lào quy định sức lao động hoặc thu nhập hình thành trong tương lai đều được xem là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp hợp danh(4).

Để thấy rõ hơn vai trò của nó, chúng ta xem xét ví dụ sau của cá nhân A được đặt trong bối cảnh pháp luật các quốc gia khác nhau. Cá nhân A có “ý tưởng kinh doanh” tốt, mong muốn thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp nhưng anh ta lại không thể xoay sở để có tiền mặt hoặc tài sản dưới dạng vật chất khác. Việt Nam không thừa nhận “ý tưởng kinh doanh” hay “kiến thức về kinh doanh” của A là một loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp(5). Do đó A không thể trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện những ý tưởng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, theo luật của Campuchia thì kiến thức hay ý tưởng kinh doanh được coi là một loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Tương tự, Lào xem sức lao động là một loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Do vậy, cá nhân A trong bối cảnh pháp luật Lào và Campuchia hoàn toàn có cơ hội thực hiện hoạt động kinh doanh của mình với tư cách là chủ...

http://www.thesaigontimes.vn/159674/Gop-von-bang-uy-tin-kien-thuc-va-hoat-dong-kinh-doanh-tai-sao-khong.html