Phân bảng UPCoM: Bao nhiêu cổ phiếu sẽ lọt vào UPCoM Large?

Phân bảng UPCoM: Bao nhiêu cổ phiếu sẽ lọt vào UPCoM Large?

Ngày 19/05/2017, Tổng Giám đốc SGDCK Hà Nội đã ký Quyết định số 356/QĐ-SGDHN về việc ban hành Bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn. Theo đó Quyết định này sẽ thay thế cho Quyết định số 282/QĐ-SGDHN ngày 09/05/2016 về việc ban hành Bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM Premium trên hệ thống giao dịch UPCoM.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19/05/2017.

Việc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn là phân loại và sắp xếp chứng khoán của các công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM vào các bảng theo tiêu chí quy mô vốn nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong việc theo dõi các nhóm doanh nghiệp một cách dễ dàng và có chọn lọc.

Chứng khoán đăng ký giao dịch trên UPCoM và không thuộc bảng cảnh báo nhà đầu tư được phân loại và sắp xếp vào 1 trong 3 bảng sau:

  1. UPCoM quy mô lớn (UPCoM Large): bao gồm các chứng khoán của tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 1,000 tỷ đồng trở lên
  2. UPCoM quy mô vừa (UPCoM Medium): bao gồm các chứng khoán của tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 300 tỷ đến dưới 1,000 tỷ đồng
  3. UPCoM quy mô nhỏ (UPCoM Small): bao gồm các chứng khoán của tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng

Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu được HNX xem xét dựa trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán.

Theo thống kê dữ liệu của Vietstock, tính đến cuối năm 2016, có 36 cổ phiếu trên UPCoM đáp ứng đủ tiêu chuẩn để vào bảng UPCoM Large, trong đó bao gồm như Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV), CTCP Tài Nguyên Masan (MSR), Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VGT), CTCP Phát Triển Đô Thị Nam Hà Nội (NHN)...

36 cổ phiếu có vốn chủ sở hữu cuối năm 2016 trên 1,000 tỷ đồng trên UPCoM

Tài liệu đính kèm:
356-qd_2017-05-22_1026_1.pdf