Nhà đầu tư Hà Lan "nôn nóng" đầu tư vào hạ tầng cảng biển Việt Nam

Nhà đầu tư Hà Lan "nôn nóng" đầu tư vào hạ tầng cảng biển Việt Nam

Nhà đầu tư Hà Lan đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển của Việt Nam thông qua thoả thuận hợp tác cùng doanh nghiệp Việt Nam.

Đây được cho là xu hướng mới của nhà đầu tư nước ngoài khi muốn thâm nhập vào thị trường logistics Việt Nam. Điều này đặc biệt đúng với hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển.

Cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng đang trong thời gian thẩm định nhưng nhà đầu tư Hà Lan đã chủ động đề xuất tham gia đầu tư. (nguồn: Internet).

Hoạt động này nhằm hỗ trợ tìm kiếm và phát triển các dự án đầu tư các cảng biển nước sâu dựa trên thế mạnh của mỗi bên chính là thoả thuận ghi nhớ giữa nhà đầu tư Việt Nam là Tập đoàn T&T và nhà đàu tư hàng đầu Hà Lan trong hoạt động nạo vét, khí thủy lực, san lấp và dịch vụ hàng hải là Tập đoàn Boskalis.

Theo đó, đây là thoả thuận giữa một bên cam kết hỗ trợ về quy trình cấp phép đầu tư, lập quy hoạch tổng thể và vận hành phát triển cảng trong tương lai và một bên là cam kết sẽ cung cấp, hỗ trợ công nghệ tối ưu, thân thiện với môi trường, đảm bảo an sinh xã hội.

Đây chính là cơ sở để nhà đầu tư Hà Lan chủ động đăng ký đầu tư vào hạ tầng chung – hợp phần A cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) mặc dù Dự án xây dựng cảng này vẫn đang trong giai đoạn thẩm định.

Để triển khai dự án này, Boskalis sẽ cùng T&T triển khai dự án này. Trong đó, Boskalis đóng vai trò là nhà đầu tư và đồng phát triển dự án, đặc biệt là trong hoạt động nghiên cứu khả thi, thiết kế và xây dựng hệ thống hạ tầng chung thuộc hợp phần A.

Trước đó, dự án cảng Liên Chiểu được UBND TP. Đà Nẵng đề xuất sẽ là cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung loại IA, với 5 phân khu chức năng. Đây là cảng biển thứ 2 của Việt Nam cùng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng được quy hoạch là cảng cửa ngõ quốc tế.

Theo đó, dự án xây dựng cảng Liên Chiểu dự kiến tổng mức đầu tư lên tới 7.378 tỷ đồng, được chia làm 2 hợp phần. Cụ thể, hợp phần A có tổng mức đầu tư trị giá 3.426,3 tỷ đồng, để xây dựng kết cấu hàng hải công cộng bao gồm đê chắn sóng, luồng tàu, giao thông kết nối cảng. Dự kiến 80% kinh phí trong giai đoạn này sẽ đươc huy động từ nguồn vốn ngân sách Trung ương bao gồm vốn ODA, ngân sách, trái phiếu và 20% còn là là nguồn vốn từ xã hội hoá.

Liên quan đến hợp phần B, tổng chi phí đầu tư dự kiến 3.951,8 tỷ đồng để xây dựng các công trình phụ vụ khai thác bến như bến cập tài, kè gầm bến, đường bãi trong cảng, kho, nhà xưởng, thiết bị khai thác bến…. Theo đề xuất của đơn vị tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi là Japan Port Consultants thì nguồn vốn của hợp phần này là toàn bộ bằng hình thức xã hội hoá.

Quay trở lại câu chuyện đề xuất đầu tư của nhà đầu tư Hà Lan, để có thể hiện thực hoá mong muốn đầu tư này, dự án xây dựng cảng Liên Chiểu phải được thẩm định. Được biết, dự án đã được sự đồng tình của Bộ Giao thông và UBND Đà Nẵng đã gửi báo cáo tiền khả thi về trung ương và cuối tháng 4 vừa qua. Hiện báo cáo này đang được các Bộ, ngành thẩm định.

Theo đánh giá từ Cục Hàng hải Việt Nam cơ cấu vốn đầu tư cho dự án là phù hợp và có tính khả thi cao. Theo đó, thời gian hoàn vốn dự kiến giai đoạn I của dự án là 23 năm là thời hạn không quá dài so với các dự án PPP cảng biển lớn trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, với những ý kiến ban đầu đó là sự ủng hộ của Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam, triển vọng tiền dự án là rất cao. Còn về phía về nhà đầu tư Hà Lan, là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới và đã có dự án tại 75 quốc gia trên 6 châu lục, sở hữu đội tàu lớn lên tới 1.100 chiếc và 15.600 chuyên gia, nhà đầu tư Hà Lan hoàn toàn có thể tự tin về kinh nghiệm triển khai dự án này.

Ngọc Hà

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP