Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/04: VN-Index biến động mạnh

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/04: VN-Index biến động mạnh

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 13/04/2021, VN-Index tạm dừng với mẫu hình nến Spinning Top. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tăng vượt mức trung bình 20 phiên chỉ trong buổi sáng. Những tín hiệu này cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư và sự biến động lớn của chỉ số trong phiên.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 13/04/2021, VN-Index tạm dừng với mẫu hình nến Spinning Top. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tăng vượt mức trung bình 20 phiên chỉ trong buổi sáng. Những tín hiệu này cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư và sự biến động lớn của chỉ số trong phiên.

Chỉ số vẫn đang test lại vùng 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%). Nếu VN-Index có thể vượt hoàn toàn được vùng này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố mạnh mẽ.

Chỉ báo Relative Strength Index tiếp tục test trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020). Nếu chỉ báo có thể vượt hoàn toàn kháng cự này thì tình hình của VN-Index sẽ càng khả quan hơn nữa.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 13/04/2021, HNX-Index tạo cây nến Doji chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư vẫn đang giằng co mạnh. Khối lượng giao dịch tăng gần đạt mức trung bình 20 phiên chỉ trong phiên sáng chứng tỏ dòng tiền vẫn đang khá dồi dào.

Chỉ số và chỉ báo MACD đã xuất hiện tín hiệu phân kỳ giá xuống (bearish divergence). Nếu trạng thái này vẫn được duy trì trong những phiên tới thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao. Khi đó, vùng 280-285 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số.

VIC - Tập đoàn VINGROUP - CTCP

Tiếp tục đà hưng phấn sau khi breakout khỏi ngưỡng Fibonacci Projection 100% trong phiên trước. Hiện tại, giá VIC đã bật tăng mạnh với khoảng trống tăng giá (gap up). Điều này cho thấy đà tăng đang được củng cố mạnh mẽ.

Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh vượt mức trung bình 20 phiên, cho nên đà tăng của VIC càng được củng cố. Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator xuất hiện tín hiệu mua và chỉ báo MACD tiếp tục mở rộng khoảng cách với đường signal cho thấy tình hình đang khá khả quan.

Mục tiêu của VIC trong thời gian tới là ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% (160,000-163,000). Khối lượng giao dịch cần duy trì ổn định ở mức cao để cổ phiếu có thể tăng trưởng bền vững.

MSN - CTCP Tập đoàn Masan

Giá cổ phiếu di chuyển trong kênh giá nhất định từ tháng 10/2020 cho đến thời điểm hiện tại. Cận trên của kênh giá là vùng 94,000-98,000 và cận dưới là vùng 80,000-84,000. Trong phiên sáng ngày 13/04/2021, giá cổ phiếu đang tiến lên test lại cận trên của kênh này.

Cây nến xanh có thân lớn với khối lượng giao dịch tăng cao vượt những phiên trước trong buổi sáng cho thấy bên mua đang chiếm được ưu thế và dòng tiền đang rất mạnh mẽ. Nếu vượt hoàn toàn được vùng kháng cự này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố.

Chỉ báo Relative Strength Index đang hướng đến trendline giảm trung hạn (bắt đầu từ tháng 10/2020). Nếu chỉ báo có thể phá vỡ kháng cự này thì khả năng MSN vượt được cận trên của kênh giá là khá cao.

Khi đó, mục tiêu tiếp theo của giá cổ phiếu MSN sẽ là vùng 110,000-115,000 (đỉnh cũ tháng 04/2018). Đây cũng là mục tiêu theo nguyên lý đối xứng trong phân tích kỹ thuật.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI