5 biểu đồ khắc họa phiên giao dịch hoảng loạn ngày thứ Năm

5 biểu đồ khắc họa phiên giao dịch hoảng loạn ngày thứ Năm

Các thị trường toàn cầu trở nên hoảng loạn trong ngày thứ Năm, chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đưa ra nhận định đầu tiên về bức tranh kinh tế Mỹ tại Captiol Hill. Nhận định của bà Yellen có phần thận trọng hơn so với các thông báo trước đó, tuy nhiên bà lại không bác bỏ khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất.

Bộ trưởng Tài chính Nhật cảnh báo NĐT khi đồng JPY vọt lên đỉnh 15 tháng

Chứng khoán Nhật chìm 5%, dầu vọt gần 5% nhờ kỳ vọng OPEC cắt sản lượng  

Khó có thể xác định được liệu một mình nhận định của bà Yellen hoặc các động thái khác trên toàn cầu khiến nhà đầu tư sợ hãi. Tuy nhiên, đây vẫn là một ngày rất tồi tệ đối với các thị trường chứng khoán và các tài sản được xem là rủi ro cao khác trong khi các tài sản được xem là kênh trú ẩn an toàn lại được nhấc bổng. Marketwatch đã ghi lại những những khoảnh khắc cho thấy “nỗi sợ hãi tột cùng” của nhà đầu tư.

1.  Vàng bay cao gần 60 USD/oz

Hôm thứ Năm, hợp đồng vàng tương lai tăng vút gần 60 USD (tương ứng 4.5%) lên 1,247.80 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất trong gần 1 năm. Động lực đem lại đà tăng cho giá vàng là do nhà đầu tư chuyển hướng sang các kênh trú ẩn an toàn cũng như niềm tin cho rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài do lãi suất thấp tác động tích cực đến giá vàng, kênh đầu tư vốn không đem lại lợi suất. Đà tăng này cũng khiến những người đam mê kim loại quý như Peter Schiff thực sự phấn khích.

Nguồn: Marketwatch

2.  Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lao xuống đáy nhiều năm

Nhà đầu tư đổ xô mua vào trái phiếu Chính phủ Mỹ, tích tắc khiến lãi suất trái phiếu kho bạc lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 08/2012 khi nhà đầu tư tránh xa cổ phiếu và đổ tiền mạnh vào các kênh trú ẩn an toàn.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lao dốc 16 điểm cơ bản vào đầu phiên ngày thứ Năm, nhưng đã hồi phục và chỉ còn giảm 6.4 điểm cơ bản xuống 1.642% vào cuối phiên. Được biết, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã từng rớt xuống mức 1.38% trong tháng 07/2012. Đây là mức mà phần lớn các chuyên viên phân tích xem như một ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Nguồn: Marketwatch

3.  S&P 500 lao xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm

Chứng khoán Mỹ tụt dốc trong ngày thứ Năm, với chỉ số Dow Jones mất 400 điểm vào giữa phiên do đà giảm mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đã rút khỏi mức thấp nhất trong phiên vào thời điểm thị trường khép phiên. Chỉ số S&P 500 rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 04/2014, trong khi chỉ số Dow Jones lùi 255 điểm.

Nguồn: Marketwatch

4.  Nghi ngờ khả năng can thiệp đồng JPY

Một số nhà thanh tra cho rằng đà tăng mạnh của cặp tiền tệ USD-JPY trong ngày thứ Năm là kết quả của việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) can thiệp vào thị trường tiền tệ. Đồng USD nhảy vọt lên 112.45 đổi 1 JPY sau khi lao xuống mức thấp nhất trong 15 tháng tại mức 111 đổi 1 JPY vào đầu phiên. Được biết, tại New York, đồng bạc xanh được giao dịch tại mức 113.35 đổi 1 JPY vào cuối ngày thứ Tư.

Dự đoán về việc BoJ có thể cảm thấy cần phải can thiệp vào thị trường đã gia tăng trong những ngày gần đây khi đồng JPY tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm so với đồng USD.

Kể từ thời điểm khởi đầu năm, đồng JPY đã tiến 7.2% so với đồng USD và tăng so với các đồng tiền khác khi đà trượt dốc của thị trường chứng khoán đã hướng nhà đầu tư sang các kênh trú ẩn an toàn. Nhà đầu tư tin rằng BoJ đã rất “thất vọng” với đà hồi phục của đồng JPY ngay sau khi ngân hàng này hạ lãi suất tiền gửi xuống mức âm. Đồng tiền mạnh có thể làm giảm tính cạnh tranh của lĩnh vực xuất khẩu của một quốc gia trên thị trường toàn cầu, và có khả năng gây áp lực lên sản lượng của quốc gia đó.

Nguồn: Marketwatch

5.  Dầu chìm xuống mức thấp nhất gần 13 năm

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 05/2003, đánh dấu 6 phiên sụt giảm liên tiếp.

Tình trạng dư cung toàn cầu và nỗi lo sợ về triển vọng kinh tế thế giới đã gây áp lực lên giá dầu. Tuy nhiên, dầu đã rút ngắn đà lao dốc sau khi Bộ trưởng Năng lượng Vương quốc Ả-rập Xê-út cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẵn sàng hợp tác để cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng nhiều quan chức OPEC đã từng nói vậy trong quá khứ./.

Nguồn: Marketwatch