Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 2)

Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 2)

Ngành cảng biển sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2023. Các cổ phiếu trong ngành cũng trở thành những mục tiêu tiềm năng của giới đầu tư.

* Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

GMD - CTCP Gemadept

CTCP Gemadept (HOSE: GMD) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cảng biển và logistics. Các mảng kinh doanh của GMD gồm khai thác cảng/ICD, vận tải biển - thủy, trung tâm phân phối hàng hóa… Trong đó, hoạt động khai thác cảng và ICD chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận.

Các dự án đầu tư, Gemadept đang hoàn thiện thủ tục xây dựng và thu xếp vốn để triển khai xây dựng giai đoạn 2 của cảng Gemalink trong nửa đầu năm 2023, sẵn sàng đưa vào khai thác từ năm 2024 - 2025. Giai đoạn 2, cảng Gemalink được mở rộng thêm 39ha, 700m cầu bến và năng suất xếp dỡ tăng lên 1.5 triệu TEU.

Giai đoạn 2 cảng Nam Đình Vũ đang được triển khai đúng tiến độ, hiện đã hoàn thành hơn 70% tổng khối lượng thi công toàn dự án. Quy mô của dự án giai đoạn 2 cảng Nam Đình Vũ gồm diện tích 22 - 44ha, 440 - 1,100m cầu bến và có năng suất từ 600,000 -1,200,000 TEU. Dự kiến Cảng sẽ được đưa vào hoạt động ngay trong quý 1/2023.

Giá cổ phiếu GMD đã hình thành được khá nhiều tín hiệu quan trọng:

Thứ nhất, khối lượng tăng trưởng tốt và thường xuyên nằm trên mức trung bình 20 ngày. Điều này chứng tỏ dòng tiền đang quay trở lại.

Thứ hai, giá đã vượt lên trên các đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Tín hiệu này cho thấy xu hướng tăng trưởng trung và dài hạn đang được thiết lập.

Thứ ba, chỉ báo MACD đã vượt lên trên ngưỡng 0 và cho tín hiệu mua.

Mục tiêu trong thời gian tới của GMD là vùng 60,000 - 61,000 (tương đương đỉnh cũ tháng 06/2022).

Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

HAH - CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An

Hoạt động kinh doanh của HAH bao gồm dịch vụ vận tải biển, khai thác cảng, dịch vụ kho bãi… Trong đó, hoạt động vận tải biển và khai thác cảng là hai mảng chính đóng góp nhiều vào doanh thu và lợi nhuận.

Quy mô đội tàu của HAH tính đến tháng 11/2022 là 11 tàu (trong đó có 5 tàu cho thuê) với tổng sức chở gần 16,000 TEU. HAH dự kiến trong năm 2023 - 2024 sẽ đầu tư thêm 4 tàu đóng mới với kích cỡ 1,800 TEU.

Hoạt động khai thác cảng Hải An nằm ở khu vực thượng lưu sông Cấm, Hải Phòng. Cảng có cầu tàu dài 150m, độ sâu trước bến 8.9m, diện tích 150,000m², có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 15,000 - 20,000 DWT. Do cạnh tranh cao tại khu vực cảng Hải Phòng cùng vị trí cảng nằm phía sau cầu Bạch Đằng nên bị hạn chế luồng, hàng hóa khai thác chủ yếu từ chính đội tàu của Công ty.

Xu hướng năm 2023 sẽ có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải biển do nhu cầu suy yếu. Giá thuê tàu container đã sụt giảm sâu trong năm 2022, cỡ tàu 1,700 TEU mất 77% so với mức đỉnh và đang ổn định ở mức 14,500 USD/ngày. Mảng cho thuê tàu của HAH dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu thuê suy yếu. Tuy nhiên, trước động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt tác động tiêu cực.

Dù biến động khá phức tạp, trong những tuần gần đây HAH đã tiến sâu vào góc phần tư tăng trưởng (leading) khi VS-RS và VS-Mom đều nằm trên 100. Chỉ số VS-RS > 100 cho thấy cổ phiếu đang mạnh hơn thị trường chung (outperform) và VS-Mom > 100 có nghĩa là xu hướng này vẫn đang được đẩy cao hơn nữa. Người viết dự kiến trạng thái này sẽ còn được duy trì nên nhà đầu tư cần tiếp tục nắm giữ và mua thêm.

Nguồn: VietstockFinance

SGP - CTCP Cảng Sài Gòn

CTCP Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) hoạt động trong các mảng khai thác cảng, khai thác kho bãi và lai dắt - cứu hộ hàng hải tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT), Đồng bằng Sông Mekong và các vùng lân cận.

SGP hiện đang trực tiếp quản lý và khai thác các cảng: Nhà Rồng Khánh Hội, Tân Thuận (bao gồm Tân Thuận 1 và Tân Thuận 2), Sài Gòn Hiệp Phước và cảng Thép Phú Mỹ - BRVT. Trong đó, cảng Nhà Rồng Khánh Hội hiện không còn khai thác và đang trong quá trình di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định số 46/2010/QĐ-TTg. Cảng Sài Gòn Hiệp Phước đang là cảng tiếp nhận khai thác hàng hóa từ cảng Nhà Rồng Khánh Hội.

Các cảng Tân Thuận, Sài Gòn Hiệp Phước và cảng Thép Phú Mỹ - BRVT đang được khai thác với tổng sản lượng đạt hơn 10 triệu tấn/năm. Những mặt hàng khai thác chính của các cảng này bao gồm sắt thép, phân bón, container…

Cảng Sài Gòn Hiệp Phước (giai đoạn 1) tại huyện Nhà Bè, TPHCM. Khu cảng rộng 36ha với quy mô 800m cầu cảng, gồm 3 bến cho tàu trọng tải 50,000DWT, năng lực thông qua bến 8,700,000 tấn/năm. Giai đoạn 2 (đang đầu tư) có tổng diện tích hơn 40ha, chiều dài cầu tàu đạt 1,000m, năng lực hàng hóa thông qua cảng đạt 10 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2 lên đến 3,200 tỷ đồng.

Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng của cảng Sài Gòn Hiệp Phước nhờ những lợi thế như: Vị trí ngay khu công nghiệp Hiệp Phước (quy mô hơn 1,686ha); nằm trên sông Soài Rạp là nơi có phân lưu lớn nhất hệ thống sông Đồng Nai; kết nối thuận tiện với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khu vực này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Hệ thống hạ tầng đường kết nối với cảng ở khu vực cảng chưa đáp ứng được nhu cầu; luồng vào sông Soài Rạp bị bồi lắng nhanh

Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng của cảng Sài Gòn Hiệp Phước nhờ những lợi thế như: Vị trí ngay khu công nghiệp Hiệp Phước (quy mô hơn 1,686ha); nằm trên sông Soài Rạp là nơi có phân lưu lớn nhất hệ thống sông Đồng Nai; kết nối thuận tiện với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khu vực này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Hệ thống hạ tầng đường kết nối với cảng chưa đáp ứng được nhu cầu; luồng vào sông Soài Rạp bị bồi lắng nhanh.

Nhóm cảng liên doanh tại khu vực Cái Mép - Thị Vải: Ngoài các cảng trực tiếp sở hữu ở khu vực TPHCM, SGP còn góp vốn liên doanh với nhiều cảng nước sâu trong hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải gồm cảng SP-PSA (sở hữu 36%), cảng SSIT (sở hữu 38.93%) và cảng CMIT (sở hữu 15%).

Trong đó, cảng SP-PSA có chuyển biến tích cực nhờ tái cơ cấu khoản nợ 109.9 triệu USD, giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ tài chính và rủi ro tiềm ẩn. Điều này kỳ vọng sẽ giúp cảng SP-PSA hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Cảng CMIT và SSIT nằm ở khu vực hạ nguồn sông Thị Vải. Kể từ năm 2020 trở lại đây, hai cảng này đã hoạt động hiệu quả khi nhu cầu xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải tăng cao, giúp sản lượng bắt kịp với công suất thiết kế. Bên cạnh đó, SGP cũng đã thông qua chủ trương hỗ trợ tài chính cho cảng SSIT để thanh toán các khoản nợ quá hạn (43.2 triệu USD), qua đó giúp SSIT ổn định tình hình tài chính và tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.

Giá cổ phiếu SGP hiện đang dịch chuyển ngang với những cây nến Doji, Spinning Top… xuất hiện thường xuyên. Khối lượng cũng trồi sụt thất thường nên khó có thể kỳ vọng sẽ có bứt phá mạnh trong ngắn hạn.

Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI