'Trận chiến' sân bay của taxi truyền thống và Uber, Grab

14/12/2017 11:10
14-12-2017 11:10:38+07:00

'Trận chiến' sân bay của taxi truyền thống và Uber, Grab

Để không mất thị phần sân bay vào tay Uber, Grab, taxi truyền thống gần đây cũng liên tục "dội bom" tin nhắn chào mời khách.

Trước đây, sân bay là nơi khá dễ kiếm tiền với những lái xe như anh Hoà, tài xế một hãng taxi truyền thống ở TPHCM. Anh kể, trước đây mỗi ngày cũng được 5 chuyến đi sân bay, thu nhập mỗi chuyến có thể được 250.000 đồng thì nay chỉ còn dưới 150.000 đồng.

Cuộc cạnh tranh giữa taxi truyền thống và Uber, Grab ngày càng khốc liệt.

Thay vì chỉ lo cạnh tranh với mấy hãng taxi sân bay, giờ anh Hoà và các đồng nghiệp phải tìm cách "giành giật" thị phần với một rừng dịch vụ gọi xe, trong đó đáng gờm nhất là cánh lái xe Uber, Grab. "Khi ăn chia lại với hãng thì chẳng còn được mấy đồng. Chỉ khi trời mưa gió, giá Uber, Grab tăng gấp ba thì khách mới chuyển qua gọi taxi truyền thống", anh than thở.

Để cạnh tranh, nhiều tài xế taxi truyền thống cũng chủ động spam tin nhắn chào khách di chuyển sân bay với giá trọn gói khuyến mại. Anh Thanh (quận 10, TP HCM) cũng cho biết, ngày nào cũng nhận được “bom" tin nhắn từ các dịch vụ taxi với giá đi rẻ hơn nhiều so với trước đây.

Không chỉ có các chuyến tới Tân Sơn Nhất mà ngay cả các sân bay như Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang các hãng taxi truyền thống cũng liên tục gửi tin nhắn tới khách hàng với mức giá rẻ. Với chặng Hà Nội - Nội Bài giá chỉ 130.000 - 150.000 đồng, còn với chặng sân bay Nha Trang - Cam Ranh, thay vì giá 300.000 đồng như trước đây nay chỉ 200.000 đồng xe 4 chỗ.

Để có khách nhiều hãng nhắn tin tới tận khách hàng.

Nhưng cuộc đua ở tuyến di chuyển sân bay ngày một "nóng" khi các ứng dụng gọi xe như Uber, Grab vẫn tiếp tục đua về giá và có phần ưu thế hơn nhờ các chương trình khuyến mại.

Chị Hoa (quận 5) cho biết, đi taxi truyền thống từ đường Võ Văn Kiệt ra sân bay Tân Sơn Nhất có thể mất 200.000 đồng nhưng với Uber, Grab lại không đến 150.000 đồng. Thế nhưng, hơn một tháng gần đây, cũng chặng 12 km này, giá Uber, Grab không những "mềm" hơn lại có khuyến mại 25.000 đồng. Nhờ vậy, có chuyến chị mất chưa đến 100.000 đồng đi Tân Sơn Nhất.

Theo anh Nam, một tài xế chạy Uber ở TP HCM, sở dĩ giá đi sân bay tiếp tục rẻ là số xe ngày càng nhiều. Anh thừa nhận lý do nhiều tài xế Uber vẫn cố bám trụ vì chính sách thưởng hấp dẫn của công ty. Anh kể, được thưởng ít nhất nửa triệu đồng một tuần nếu chạy được đủ và vượt số cuốc quy định.

"Nếu một tháng chạy tốt thì tiền thưởng lên đến vài triệu đồng là bình thường. Nếu chăm chỉ một ngày doanh thu được khoảng 1,2 - 1,8 triệu đồng, trừ các chi phí đi thì cũng lãi vài trăm nghìn", anh Nam nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam cho rằng cách cạnh tranh về giá sẽ không bền, bởi nếu giảm dưới giá thành sẽ dễ bị lỗ và khó duy trì.

"Mục đích khi đưa ra mức giá dưới giá thành là triệt tiêu các hãng truyền thống trong nước. Lúc đó, khi họ đã 'một mình một chợ' thì người dùng sẽ chịu thiệt, bởi họ thích đưa ra mức giá nào cũng phải chấp nhận", ông Hỷ bình luận về cuộc đua giảm giá của Uber, Grab.

Riêng với Vinasun, ông Hỷ thừa nhận khu vực sân bay, lượng khách giảm 20-30% so với trước nhưng "không đáng lo ngại". Theo ông, công ty sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, còn giá thành thì sẽ tùy thuộc vào từng loại xe mà có giá cạnh tranh và hợp lý.

Theo thống kê hiện có khoảng 39 hãng taxi truyền thống phục vụ khách tại TP HCM, còn tại Hà Nội số lượng lên tới 50 hãng.

Hồng Châu

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98