Đào tạo để biến dân số trẻ thành lợi thế

13/06/2010 11:13
13-06-2010 11:13:51+07:00

Đào tạo để biến dân số trẻ thành lợi thế

Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia, Mari Elka Pangestu, cho rằng đã đến lúc các nước ASEAN phải tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo để biến lợi thế là khu vực có dân số trẻ, chi phí lao động thấp thành nơi sản xuất các sản phẩm có giá trị cộng thêm tăng cao.

Bộ trưởng Mari Elka Pangestu đã trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn sau khi dự phiên bế mạc của Diễn đàn Kinh tế về Đông Á 2010 (WEF Đông Á 2010) tại TPHCM vừa qua.

Gần đây, một số chuyên gia đề cập đến đóng góp của các quốc gia 'VIP' (Việt Nam, Indonesia và Philippines) giúp thị trường ASEAN thêm hấp dẫn vì đây là những nước có số dân đông nhất khu vực. Vậy, các quốc gia này đã góp phần như thế nào?

- Bộ trưởng Mari Elka Pangestu: Tôi cho rằng các nước 'VIP' đang góp phần vào việc giúp thị trường ASEAN phát triển và được mở rộng hơn cũng như nguồn lao động có chất lượng cho khu vực. Chúng ta hãy thử nghĩ xem đang có sự dịch chuyển lao động có tay nghề trong khu vực, và do vậy thị trường ASEAN rất có tiềm năng.

Với tiềm năng rất lớn cho tiêu dùng và phát triển, bộ trưởng có cho rằng thị trường ASEAN có thể tự thân phát triển?

- Nếu có một thị trường đông dân như Indonesia và Việt Nam, thì chúng ta có thể dựa vào thị trường nội địa như là một trụ cột để phát triển kinh tế. ASEAN đang dần hình thành một thị trường chung nên thị trường này cũng sẽ hỗ trợ kinh tế các nước khu vực phát triển. Cũng phải nói rằng, để duy trì phát triển bền vững, các thành viên ASEAN cũng phải thay đổi cách thức xuất khẩu và loại hàng xuất khẩu.

Chúng ta có thể nhìn các nước Singapore và Malaysia để thấy các nước này đang chuyển dần sang xuất khẩu dịch vụ, bao gồm cả hình thức xuất khẩu tại chỗ. Điều này sẽ giúp giảm bớt nguy cơ bị ảnh hưởng như những gì chúng ta chứng kiến trong đợt suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, hay khi thị trường xuất khẩu sụt giảm. Điều quan trọng là phải phát triển thị trường nội địa, tăng đầu tư và năng lực sản xuất hàng hóa.

Có ý kiến cho rằng ASEAN phát triển chủ yếu là nhờ vào yếu tố tự nhiên. Phải chăng, các quốc gia trong khu vực đã cố gắng hết mình để biến ASEAN thành điểm đến hấp dẫn cho thương mại và đầu tư?

- Dễ nhận ra rằng nhiều công ty đang quyết định chọn ASEAN là điểm đến cho các hoạt động thương mại và sản xuất vì thuế suất ở khu vực này thấp. Do vậy, hiện các hoạt động thương mại và đầu tư trong nội vùng ASEAN đang tiến triển. Tuy nhiên, để thị trường ASEAN tiếp tục phát triển và được mở rộng, điều quan trọng là phải giải quyết các vấn đề thương mại xuyên biên giới, để dần hợp nhất các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá tại mỗi quốc gia thành các thủ tục chung cho toàn khu vực ASEAN. Kế đến, ASEAN cần phải xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ giao nhận, hậu cần, cơ sở hạ tầng, hải quan… hợp nhất trong mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động lưu thông hàng hoá và người dân trong vùng được dễ dàng và thuận tiện.

Theo Bộ trưởng, đâu là lợi ích lớn nhất của việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN?

- Lợi ích lớn nhất là chúng ta hình thành một trung tâm phát triển thứ ba tại châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và hiện thực hoá mục tiêu biến ASEAN thành một thị trường và khu vực sản xuất chung. Điều này sẽ giúp tạo một vị thế rất tốt cho ASEAN khi cạnh tranh và bổ trợ với Trung Quốc và Ấn Độ vì ASEAN cũng đang thực hiện hiệp định thương mại tự do với hai quốc gia này. Hoạt động thương mại ASEAN cũng sẽ phát triển, cả trong nội khối và xuất khẩu hàng hoá đến các thị trường như Mỹ và châu Âu với giá cạnh tranh hơn.

Thương mại tăng không chỉ tăng trong lĩnh vực hàng hoá mà còn trong lĩnh vực dịch vụ, và giúp tăng giá trị cộng thêm của hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu. Vấn đề quan tâm là chúng ta cần phát triển như thế nào. Đã hết thời chỉ dựa vào giá nhân công thấp và quy mô thị trường. Chúng ta phải tận dụng các lợi thế này để đẩy mạnh năng xuất sản xuất và giá trị cộng thêm cho hàng hoá và dịch vụ, nếu không chúng ta sẽ không thể tiếp tục phát triển tốt và phát triển sẽ không bền vững.

Vậy, ASEAN sẽ phát triển thế nào vào năm 2011, khi Indonesia là nước chủ nhà của WEF Đông Á?

- Chúng tôi hy vọng ASEAN sẽ tiếp tục tiến triển, trong lĩnh vực hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và người dân, các nhà đầu tư và doanh nhân sẽ có thêm niềm tin hơn về đà phát triển và triển vọng cho việc hợp nhất kinh tế khu vực trong các năm sắp tới. Để đạt được các mục tiêu này, chúng ta phải giải quyết các vấn đề của chính chúng ta như gỡ bỏ các rào cản làm hạn chế khả năng cạnh tranh tại mỗi nước thành viên để giúp khơi thông hàng hoá.

Các mục tiêu ưu tiêu tại Indonesia hiện nay là phát triển cơ sở hạ tầng, giảm bớt các thủ tục quan liêu và chi phí cao xuất phát từ thủ tục rườm rà và quá nhiều khâu cấp phép. Tôi được biết Việt Nam cũng đang thực hiện công việc tương tự.

Bộ trưởng có thể cho biết những chủ đề nào dự định sẽ được bàn tại WEF Đông Á sắp tới?

- Rõ ràng là mục tiêu của chúng ta là Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Chúng tôi muốn các cuộc thảo luận vào năm tới sẽ tập trung vào ASEAN, kết quả hội nhập kinh tế, những gì đã đạt được và những vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn đến năm 2015. Diễn đàn cũng sẽ thảo luận một số chủ đề đã được bàn tại WEF Đông Á 2010 diễn ra ở Việt Nam như: ngành hậu cần, lương thực, nông nghiệp, các vấn đề về tiêu chuẩn, tiềm năng của ASEAN về khía cạnh dân số và dân số trẻ.

Tại Indonesia và Việt Nam, phần lớn dân số còn rất trẻ, và chúng ta phải biết cách biến điều này thành một lợi thế thật sự. Chúng ta phải đầu tư vào việc đào tạo kỹ năng nghề, giáo dục để đảm bảo rằng lực lượng lao động trẻ của chúng ta và thị trường sẽ đóng góp nhiều hơn cho phát triển, nâng cao giá trị cộng thêm và khả năng cạnh tranh cho chúng ta trong các năm sắp tới.

Xin cảm ơn!

Mộng Bình

TBKTSG Online



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98