Để không còn như Vinashin

12/08/2010 09:29
12-08-2010 09:29:10+07:00

Để không còn như Vinashin

Vinashin gây nợ. Nợ là của các công ty con. Vậy muốn không còn như Vinashin thì phải kiểm soát được việc sử dụng tiền của các công ty con. Như thế phải có một phương pháp kiểm soát.

Về phương pháp, khi một chủ doanh nghiệp bỏ tiền của mình ra để kinh doanh thì họ biết cách kiểm soát việc tiêu tiền của họ. Đó là cách kiểm soát “tự bên trong”. Trái lại, trong doanh nghiệp nhà nước, việc tiêu tiền của giám đốc là do Bộ Tài chính đưa ra, đó là cách “áp từ bên ngoài”. Dùng hình ảnh một cô gái đi chợ bằng tiền của mình sẽ tính toán khác với đi chợ bằng tiền của người khác.

Phương pháp “tự bên trong” đã có tại các nước hơn một nửa thế kỷ rồi. Nó nằm trong cách quản trị công ty gọi là quản trị khoa học. Cách kiểm soát này được gọi là lập ngân sách và kiểm soát bằng ngân sách. Về vai trò, bản ngân sách này cũng giống như bản kế hoạch của doanh nghiệp nhà nước gồm: ngân sách điều hành (dành cho hoạt động bình thường như ngân sách về lời lỗ, bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí chung, dự báo nhân sự...) và ngân sách đầu tư (dành cho việc mở rộng cơ sở, dự án mới...).

Để lập bản ngân sách thường có hai giai đoạn, kéo dài khoảng ba tháng trước đầu năm áp dụng. Trong giai đoạn 1, lãnh đạo công ty (công ty mẹ, hội đồng quản trị...) đề ra kế hoạch doanh lợi với số chi và thu mong đợi cùng các tiêu chuẩn tối thiểu phải áp dụng rồi giao cho công ty. Dựa trên kế hoạch đó, trong giai đoạn 2 các đơn vị soạn ra các khoản chi thu cho phần ngân sách của mình.

Cuối cùng, bản đó được ban lãnh đạo phê duyệt và trở thành bản hướng dẫn hoạt động của công ty. Bản ngân sách chỉ sử dụng hai loại đơn vị là tiền, tỉ lệ phần trăm. Bản ngân sách đã biến đổi mọi hoạt động của công ty thành tiền bạc. Là tiền bạc, người ta có thể phân loại chúng và xếp thành “chi - thu” của mỗi phòng ban, rồi từ đó ra số dự trù, số thực chi, thực thu. Do vậy, bản ngân sách đã được chấp thuận trở thành một cái thước chuẩn để đo hoạt động của công ty.

Hoạt động của công ty trong suốt năm đều có dính dáng đến tiền bạc, chi hoặc thu, tất cả đều qua phòng kế toán. Ba tháng một lần, kế toán báo cáo chung lên giám đốc. Vì chỉ có “số tiền” được dùng nên khi giám đốc so các con số trong báo cáo kế toán với bản ngân sách thì biết ngay mọi hoạt động của công ty.

Bản ngân sách giúp giám đốc kiểm soát hai thứ: tiền của doanh nghiệp có được sử dụng đúng mục đích không và so với kế hoạch cả năm thì trong một quý nhất định mức thực hiện kế hoạch của một đơn vị là bao nhiêu, tính bằng tiền hoặc theo tỉ lệ. Qua báo cáo kế toán, giám đốc kiểm soát được tính hữu hiệu của tất cả hoạt động của công ty.

Đối với các dự án đầu tư mới (mua xe) hay mở rộng (xây nhà) đã được phê duyệt nằm trong ngân sách vốn thì trước khi ra lệnh chi, giám đốc phải tính toán về thời gian hoàn vốn, giá trị hiện thời, tỉ suất lợi nhuận đầu tư, lợi suất nội hàm... để biết dự án sẽ lời hay lỗ, vì tiền bỏ ra theo ngân sách này chỉ được lấy về theo mức khấu hao và phải mất vài năm. Giám đốc không thể cứ quyết định mua bừa như công ty con của Vinashin mua chiếc tàu Hoa Sen.

Làm như thế thì làm sao giám đốc công ty có thể để cho lỗ lã xảy ra. Việc ghi sổ sách kế toán phải theo chuẩn mực kế toán, và cuối năm kiểm toán viên bên ngoài vào kiểm soát xác nhận thì kế toán trưởng khó lòng a tòng với giám đốc hay giám đốc có thể bảo sao ghi vậy! Muốn không còn xảy ra như Vinashin thì phải làm như thế.

Nguyễn Ngọc Bích

TUỔI TRẺ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98