Vinashin và những câu hỏi đặt ra

12/08/2010 14:45
12-08-2010 14:45:18+07:00

Vinashin và những câu hỏi đặt ra

Sự đổ vỡ của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã được chính thức xác nhận. Đó là bài học xương máu cho công tác quản lý nền kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Những sai phạm trong đầu tư, kinh doanh, tổ chức bộ máy của Vinashin đã được chỉ rõ và Bộ Chính trị đã có quyết định chấn chỉnh hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Quyết định của Bộ Chính trị nêu rõ: “Đẩy mạnh sắp xếp DNNN theo hướng DNNN chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chấn chỉnh tình trạng tập đoàn, tổng công ty mở quá rộng ngành nghề mới nhưng không liên quan đến ngành nghề chính, làm cho nguồn lực bị phân tán, rủi ro trong kinh doanh. Việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường...”. Đó là một kết luận hoàn toàn đúng.

Sự sụp đổ của Vinashin hay bất kỳ một DNNN nào gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, suy cho cùng, cũng là gây thiệt hại cho nhân dân - những người đang ngày đêm lao động để đóng thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là hô hào mà cần có những biện pháp kiên quyết để khắc phục ngay từ gốc. Nghĩa là phải nghiêm túc trả lời câu hỏi: Làm thế nào để không “tái diễn những bài học đau xót” như Vinashin?

Trước hết, cần làm rõ những kẽ hở trong quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Tập đoàn kinh tế nhà nước được “thành lập” và hoạt động mà không có một khung pháp lý nào điều chỉnh. Do đó, nó đã và đang là một “tổ chức kinh tế siêu quyền lực”, chủ tịch tập đoàn có quá nhiều quyền. Đây là nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Vinashin và có thể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước khác với những mức độ khác nhau. Vì vậy, cần cấp thiết xem xét lại một cách toàn diện về việc thành lập và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thứ hai, vì sao vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Vinashin bị triệt tiêu? Tình trạng đầu tư dàn trải, không có hiệu quả của Vinashin đã diễn ra từ nhiều năm nay. Và, theo ông Trần Văn Truyền - Tổng Thanh tra Chính phủ - từ năm 2006 đến nay đã có tới 11 cuộc thanh tra, kiểm toán Vinashin song “việc thanh tra, kiểm tra chỉ mang tính hình thức mà không mang lại hiệu quả, không phát hiện kịp thời những sai phạm để báo cáo Chính phủ...”.

Đến đây, một câu hỏi không thể không đặt ra là: Vì sao những cuộc thanh tra, kiểm tra chỉ là hình thức? Tương tự, việc Vinashin nợ lương và bảo hiểm xã hội tới 234 tỉ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có biết không? Tại sao các cơ quan này không lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của người lao động ở Vinashin trong khi một doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ nợ khoảng vài trăm triệu đồng bảo hiểm xã hội thì đã bị đưa ra tòa?

Luật gia Vũ Xuân Tiền

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98