BCEL: Điểm nhấn đầu tư

11/01/2011 12:20
11-01-2011 12:20:08+07:00

BCEL: Điểm nhấn đầu tư

(Vietstock) - Bằng phương pháp định giá so sánh P/B và P/E, Sacombank - SBS cho rằng mức giá mục tiêu của BCEL trong năm 2011 có thể đạt đến 17,500 LAK. Mức giá này cao hơn gần 3 lần so với giá IPO trong tháng 12/2010, và cao hơn gấp 2 lần so với giá giao dịch ngày 11/01.

Cổ phiếu của BCEL đã được niêm yết và giao dịch ngày đầu tiên trên Sở Giao dịch Chứng khoán Lào (LSX) vào ngày 11/01/2011. BCEL có vốn điều lệ 682.88 tỷ LAK (Kíp Lào) và niêm yết 136,577,600 cổ phiếu với mệnh giá 5,000 LAK/cp, giá tham chiếu phiên đầu là 5,500 LAK/cp.

Kết thúc phiên giao dịch 11/01, BCEL đạt mức giá 8,000 LAK/cp, tức cao hơn 45% so với giá tham chiếu, và cao hơn 35% so với giá IPO.

Với mức giá 8,000 LAK/cp, BCEL đang giao dịch ở mức P/E 2010 là 8.76 lần.

ĐỊNH GIÁ MỤC TIÊU

BCEL là ngân hàng lớn nhất ở Lào về nhiều phương diện. Nhu cầu nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cao. Định giá mục tiêu năm 2011: 17,500 LAK.

Ngân hàng Ngoại thương Lào (LSX: BCEL) phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) 20.49 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước vào ngày 23/12/2010 với giá trung bình 5,910 LAK.

Trước khi IPO, BCEL là ngân hàng nhà nước có quy mô lớn nhất ở Lào với tổng tài sản 6,548 tỷ LAK, tương đương 35% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại. Là ngân hàng lớn nhất về nhiều phương diện: tài sản, dư nợ tín dụng và tiền gửi huy động, BCEL là thương hiệu ngân hàng nổi tiếng nhất ở Lào.

Ngành ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và thường là cổ phiếu chiếm vốn hóa lớn trên thị trường (ở Việt Nam là 20% vốn hóa thị trường). Một khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Lào, cầu cổ phiếu BCEL sẽ tăng cao do đây là cổ phiếu ngân hàng duy nhất niêm yết trên thị trường LSX đến thời điểm hiện nay.

Bằng phương pháp định giá so sánh P/B và P/E với các ngân hàng chọn lọc ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ, CTCK Sacombank - SBS cho rằng mức giá mục tiêu của BCEL trong năm 2011 là 17,500 LAK, và đạt 22,100 LAK  trong năm 2012.

Chỉ tiêu tài chính quan trọng giai đoạn 2010 - 2012

Thông tin tài chính chi tiết về BCEL có thể tìm thấy tại ViestockFinance.

LÝ DO ĐẦU TƯ

(1) Vị thế vượt trội trong ngành ngân hàng Lào. BCEL là ngân hàng dẫn đầu ở Lào về các phương diện tài sản, cho vay và huy động. BCEL chiếm hơn 35% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại, 50% tổng tiền gửi và hơn 20% dư nợ tín dụng toàn quốc. Vị thế của BCEL ngày càng gia tăng nhờ có mạng lưới rộng khắp trên toàn lãnh thổ và là thương hiệu nổi tiếng đối với hầu hết người dân Lào.

Vị thế vững chắc và thương hiệu giúp cho BCEL có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng truyền thống và ngân hàng bán lẻ. BCEL có thể tiếp tục vị thế dẫn đầu trong các năm tới mà không gặp nhiều khóp khăn.

Trong khi thị phần của BCEL trong lĩnh vực huy động tiền gửi vượt 45%, thị phần cho vay chỉ ở mức 17% trong năm 2009. Là ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) lớn nhất ở Lào, tăng trưởng tín dụng cho vay của BCEL có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của quốc gia này.

Các yếu tố quan trọng để giúp BCEL gia tăng thị phần cho vay và cải thiện kết quả kinh doanh là:

- Sự can thiệp ít hơn của chính phủ vào chính sách cho vay của ngân hàng này.

- Chủ động mở rộng đến những phân khúc tư nhân đem lại lợi nhuận nhiều hơn.

(2) Tăng trưởng tài sản ổn định với việc đa dạng hóa cho vay khách hàng. Vì tài sản luôn là nhân tố đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nên tài sản lớn thể hiện vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế. BCEL duy trì vị thế đứng đầu với việc gia tăng tổng tài sản với tốc độ 35% trong giai đoạn 2005-2009; trừ năm 2008, tài sản giảm 20% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Cấu trúc tín dụng của BCEL đã gia tăng ở phân khúc tư nhân. Cho vay ở phân khúc này gia tăng mạnh từ 59% tổng dư nợ năm 2005 lên đến 86% năm 2009. Trong phân khúc này, BCEL tập trung vào cho vay thương mại, sản xuất, xây dựng và dịch vụ, những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh và là thế mạnh của BCEL. Sự đa dạng hóa trong cho vay đã giúp BCEL giảm thiểu rủi ro

(3) Cấu trúc nợ tốt với tỷ lệ thanh khoản tối ưu. BCEL duy trì một cấu trúc nợ tốt với khoản tiền gửi của khách hàng luôn chiếm hơn 90% tổng nợ, phần còn lại đến từ các khoản vay ngân hàng và ký gửi của Ngân hàng Trung ương Lào. Đi đầu trong thị trường huy động với hơn 50% thị phần, BCEL có thể duy trì ổn định tăng trưởng tiền gửi, và điều này giúp mở rộng việc cho vay dễ dàng.

LƯU Ý VÀ RỦI RO ĐẦU TƯ

(1) Trước năm 2004, BCEL phát sinh một dự phòng rủi ro cho khoản lỗ 649,433 triệu LAK,  trong đó 539,624 triệu LAK được phân loại là nợ xấu (NPL) và được xóa sổ (write-off) vào năm 2006. Khoản nợ xấu này dẫn đến lỗ lũy kế 39,420 triệu LAK cho đến năm 2009.

Mặc dù BCEL báo cáo cải thiện xếp hạng trong danh mục cho vay và giảm số dự phòng xuống còn 2.5% tổng số dư nợ trong năm 2009, danh mục cho vay của ngân hàng này cần được giám sát chặt chẽ.

(2) BCEL kết hợp với Cofibred Company Frances De La Bred, một ngân hàng quốc doanh được thành lập ở Paris, Pháp thành lập một ngân hàng liên doanh - Ngân hàng Franco Lao với vốn điều lệ 37 triệu USD. BCEL đã góp 1.84 triệu USD đến cuối năm 2009.

Liên doanh này có thể tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với BCEL và những khoản góp vốn bổ sung có thể làm giảm tài sản có sinh lãi của BCEL.

(3) Rủi ro thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ, đặc biệt là sự thay đổi trong mục tiêu tăng trưởng tín dụng, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của BCEL.

(4) Thu nhập kỳ vọng không bao gồm thu nhập từ chênh lệch tỷ giá. Nếu LAK bị mất giá so với đồng tiền nội tệ của nhà đầu tư, thu nhập thực tế có thể thấp hơn dự báo.

TỔNG QUAN VỀ BCEL

Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) là ngân hàng lớn nhất ở Lào về nhiều phương diện. BCEL thành lập năm 1975, và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại kể từ năm 1989.

BCEL có 900 nhân viên và 18 chi nhánh, 22 loại hình dịch vụ và 10 phòng chuyển đổi ngoại tệ trên cả nước.

BCEL là ngân hàng cung cấp dịch vụ quốc tế lớn nhất ở Lào và có quan hệ đại lý với gần 100 ngân hàng trên toàn thế giới.

Hoạt động kinh doanh chính của BCEL:

- Ngân hàng thương mại truyền thống: Đây là mảng kinh doanh quan trọng nhất và chiếm 41% tổng doanh thu năm 2009.

- Tài trợ thương mại: Cũng là một thế mạnh khác của BCEL, đóng góp 33% tổng doanh thu năm 2009. Với một thương hiệu mạnh và mạng lưới rộng khắp, BCEL là một trong những ngân hàng đi đầu trong dịch vụ thanh toán thương mại quốc tế ở Lào.

- Thu nhập đầu tư (chủ yếu là kinh doanh ngoại hối): BCEL có thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối, với rổ tiền tệ đa dạng. BCEL thu được lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ liên tục trong 5 năm gần đây.

- Ngân hàng bán lẻ/Kinh doanh thẻ: BCEL đi đầu trong giới thiệu dịch vụ thẻ ở Lào. Năm 2009, BCEL phát hành 52,233 thẻ ATM, cao hơn kế hoạch 74% và cũng đã thành công trong việc phát hành thẻ VISA.

Diễn biến quan trọng trong thời gian gần đây

- 11/01/2011: Giao dịch phiên đầu tiên trên LSX. BCEL có vốn điều lệ 682,88 tỷ LAK và niêm yết 136,577,600 cổ phiếu với mệnh giá 5,000 kips/cp, giá tham chiếu phiên đầu là 5,500 LAK/cp.

- 06/01/2011: ĐHĐCĐ lần đầu để chuyển đổi mô hình hoạt động công ty cổ phần và chuẩn bị cho việc niêm yết cổ phiếu tại LSX.

- 23/12/2010: Đấu giá 20.49 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 5,000 LAK/cp. Giá đấu thành công bình quân là 5,910 kip/cổ phiếu, cao hơn giá tham chiếu là 18.2%. Có 11 nhà đầu tư tổ chức và 361 cá nhân trúng giá. Tổng giá trị thu được qua đợt IPO này là hơn 121 tỷ LAK.

- BCEL đã bán 5% vốn cổ phần cho nhân viên trong ngân hàng.

- BCEL đang xem xét bán 10% cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

TRIỂN VỌNG NGÀNH NGÂN HÀNG LÀO

Lịch sử phát triển: Từ khi Lào chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường vào năm 1986, Ngân hàng Nhà nước Lào (BOL) đã chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp vào năm 1988.

96 chi nhánh của BOL trước đó được chuyển thành 7 NHTMNN dưới sự giám sát và điều tiết của BOL.

Năm 1998, 7 ngân hàng này được sáp nhập một lần nữa thành 3 NHTMNN: Ngân hàng Phát triển Lào (LDB), Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) và Ngân hàng Phát triển Nông thôn Lào (APB).

Năm 2007, Chính phủ Lào đã đã tách Ngân hàng Phát triển Nông thôn Lào (APB) thành ngân hàng chính sách với tên gọi Ngân hàng Nayoby (ngân hàng này không nhận tiền gởi tiết kiệm) và một ngân hàng thương mại được duy trì với tên APB .

Cuối năm 2009, ngành ngân hàng có: 3 NHTMNN, 1 ngân hàng chính sách và 7 ngân hàng tư nhân, 1 ngân hàng liên doanh (Ngân hàng Lào-Việt), 7 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (5 của Thái Lan, 1 Malaysia và 1 của Việt Nam) và 1 văn phòng đại diện của Ngân hàng Standard Chartered.

Cấu trúc của ngành Ngân hàng Lào: NHTMNN chi phối hệ thống ngân hàng Lào; nắm giữ hơn 61% tổng tài sản; 69% tiền gửi và 74% tổng dư nợ cho vay.

Mặc dù các ngân hàng nước ngoài đã có chổ đứng tại Lào, tuy nhiên việc mở rộng cực kỳ bị hạn chế do không được phép hoạt động ngoài Viêng Chăn.

Ngành ngân hàng Lào nhìn chung còn kém phát triển và đơn giản, chủ yếu tập trung vào các giao dịch truyền thống như thu hút tiền gửi và cho vay thông thường.

Thậm chí cả 2 thị trường trái phiếu và cổ phiếu vẫn chưa phát triển đầy đủ, và vốn ngân hàng là nguồn huy động duy nhất để tài trợ hoạt động kinh doanh.

Quy mô hệ thống ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô của nền kinh tế. Ví dụ, trong năm 2009, tỷ lệ Tài sản/GDP chỉ 39%; trong khi tại Việt Nam và Malaysia lên tới 138% và 201%. Tỷ lệ Nợ vay/GDP và Tiền gởi tiết kiêm/GDP cũng nhỏ hơn rất nhiều khi so sánh với các nước Đông Nam Á.

80% đất nước Lào bao phủ bởi núi và cao nguyên và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, ngành ngân hàng chủ yếu hoạt động ở vùng đô thị Sẽ không hiệu quả cho ngân hàng nếu muốn mở rộng mạng lưới vùng nông thôn.

Triển vọng: Ngành Ngân hàng Lào được mong đợi sẽ phát triển mạnh trong các năm sắp tới nhờ các yếu tố sau:

- Hệ thống ngân hàng có nền tảng khởi đầu khá thấp.

- Tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh, dự kiến đạt 7.7% mỗi năm trong giai đoạn từ 2011 – 2015.

- Cam kết cải cách của chính phủ và chủ trương khuyến thích phát triển kinh tế tư nhân.

- Thị trường chứng khoán đi vào hoạt động từ năm 2011.

Hoàng Minh Dũng (Theo SBS, VietstockFinance)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Campuchia kỳ vọng chào đón thêm 5 doanh nghiệp niêm yết trái phiếu trong năm 2024

Cơ quan Quản lý Giao dịch chứng khoán Campuchia (SERC) kỳ vọng sẽ có 5 công ty niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) trong...

Mục tiêu thách thức cho Chứng khoán Campuchia trong năm 2024

Giám đốc điều hành (CEO) của Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) gần đây cho biết, CSX đã điều chỉnh mục tiêu gia tăng số lượng tài khoản giao dịch lên 100,000...

Campuchia giới thiệu cơ chế thanh toán chứng khoán bằng USD

Hôm 15/01, Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) vừa giới thiệu một cơ chế giao dịch mới, cho phép nhà đầu tư giao dịch bằng đồng Riel và tất toán bằng USD...

Chứng khoán Campuchia đạt kỷ lục về số lượng niêm yết mới trong năm 2023

Năm 2023 trở thành một bước ngoặt quan trọng đối với thị trường chứng khoán Campuchia khi chứng kiến kỷ lục 5 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) mới, con số cao nhất...

Chứng khoán Campuchia giảm nhẹ trong quý 3, sắp có ba doanh nghiệp mới niêm yết

Giá cổ phiếu của đa số các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) đều giảm do lực bán mạnh hơn mua. Trong khi đó, thị trường...

Thêm một doanh nghiệp niêm yết lên sàn chứng khoán Campuchia

Hôm 27/06, nhà điều hành viễn thông CAMGSM đã chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) thông qua đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công...

Số tài khoản giao dịch trên sàn chứng khoán Campuchia tiếp tục tăng

Số lượng tài khoản giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) đang ngày càng tăng và hầu hết giao dịch có quy mô nhỏ. Điều này phản ánh rằng ngày càng...

Sàn chứng khoán Campuchia sắp đón thêm 3 doanh nghiệp trong quý 2/2023

Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) kỳ vọng sẽ chào đón 3 công ty cháo bán cổ phiếu trong quý 2/2023, qua đó đánh dấu bước tiến khả quan của thị trường chứng...

Campuchia thay đổi thủ tục để đẩy nhanh quá trình IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán

Cơ quan Quản lý Giao dịch chứng khoán Campuchia (SERC) và Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) đã thay đổi thủ tục xin chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng...

Giá trị giao dịch chứng khoán của Campuchia lập kỷ lục mới trong năm 2022

Với sự góp mặt thêm của 7 doanh nghiệp niêm yết mới, trong năm 2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) ghi nhận giá trị giao dịch cao kỷ lục, báo cáo của CSX...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98