Công ty chứng khoán 2011: Tồn tại hay phát triển?

22/02/2011 14:53
22-02-2011 14:53:38+07:00

Công ty chứng khoán 2011: Tồn tại hay phát triển?

(Vietstock) – Năm 2011 được nhiều chuyên gia nhìn nhận thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc hơn năm 2010. Tuy nhiên những gì đang diễn ra chưa cho thấy điều đó. Trong bối cảnh này, hàng loạt công ty chứng khoán lớn đang khá chật vật để giữ được thị phần và tên tuổi, trong khi nhiều công ty chứng khoán nhỏ phải đấu tranh để tồn tại.

Công ty chứng khoán “chật vật” kiếm lời

Diễn biến lình xình của thị trường chứng khoán năm 2010 đã tác động đáng kể đến hoạt động của các công ty chứng khoán khi hầu hết các công ty chứng khoán (CTCK) đều có kết quả kinh doanh không như mong đợi. Thậm chí một vài công ty thông báo thua lỗ như KLS lỗ gần 173 tỷ đồng, BVS âm 92.6 tỷ đồng, HPC mất hơn 48.7 tỷ đồng và SVS cũng lỗ gần 21.7 tỷ đồng trong năm 2010. Những công ty niêm yết còn lại đều không hoàn thành kế hoạch đề ra.

Riêng trường hợp của SSI, mặc dù chiếm hơn ½ tổng lợi nhuận trước thuế của tất cả các CTCK đang niêm yết khi đạt gần 903 tỷ đồng nhưng với kế hoạch 1,200 tỷ đồng thì SSI vẫn còn cách khá xa.

HCM đặt kế hoạch lãi sau thuế là 312 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện được 182.3 tỷ đồng.

Chỉ riêng AGR đạt xấp xỉ kế hoạch lợi nhuận cả năm với gần 208 tỷ đồng. Có được kết quả này nhờ công ty đẩy mạnh hoạt động tự doanh và một số dịch vụ gia tăng khác.

Hiện tại, các CTCK chưa niêm yết chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2010 nhưng nhưng có thể dễ dàng đoán được mức lợi nhuận khó đạt như mong đợi, ngoại trừ một vài “đại gia” còn ẩn mình như TLS, BSC, FPTS, ACBS… Với hơn 100 CTCK có quy mô vốn và kinh doanh khác nhau cùng hoạt động trên thị trường thì áp lực cạnh tranh, giành giật thị phần trở nên hết sức gay gắt.

Những kết quả này trái ngược hẳn với những gì diễn ra trong năm 2009. Khi đó, kinh tế mặc dù vừa thoát khỏi khủng hoảng nhưng thị trường chứng khoán đã có sự bứt phá tương đối mạnh làm cho hoạt động kinh doanh của các CTCK có nhiều đột biến và hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm.

Năm 2011, kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng bền vững hơn và thị trường chứng khoán cũng sẽ có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, với những gì đã và đang diễn ra từ những ngày đầu năm báo hiệu đây tiếp tục là một năm khó khăn với nhà đầu tư lẫn các thành viên trên thị trường.

Làn sóng thay người và sáp nhập đang mở rộng

Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này, các CTCK buộc phải có những cải tổ và cơ cấu nhất định, đồng thời đề ra những chiến lược, phương hướng kinh doanh mới. Những ngày đầu năm tới nay, một làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều CTCK có thể được xem là bước đầu tiên trong quá trình cải tổ này.

Việc CTCK Trí Việt (TVSC) miễn nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc (TGĐ) đối với ông Lê Khả Tuyên, đồng thời bổ nhiệm ông Hán Công Khanh vào chức vụ TGĐ từ ngày 31/12/2010 hay CTCK EuroCapital (ECC) cũng miễn nhiệm chức vụ TGĐ đối với bà Lê Thị Thu Hiền và bổ nhiêm bà Ngô Bích Thanh vào thay thế từ ngày 01/01/2011 là những ví dụ rõ nét.

Gần đây nhất, CTCK SME miễn nhiệm chức vụ TGĐ đối ông Phạm Minh Tuấn và bổ nhiệm ông Phan Huy Chí thay thế từ ngày 24/01/2010 hay câu chuyện Ông Nguyễn Hoài Nam - TGĐ của tập đoàn Berjaya Việt Nam, một người tài năng và khá nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS)…

Một hoạt động tái cơ cấu bắt đầu từ cuối năm 2010 và được dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2011. Đó là việc một số CTCK phát hành thêm cổ phần cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tài chính lớn và có uy tín lớn trong và ngoài nước nhằm gia tăng tiềm lực tài chính cũng như nâng cao thương hiệu.

Cụ thể như CTCK Standard (SSJ) bán 600,000 cổ phần cho Maritime Bank, đồng thời đổi tên công ty thành CTCK Maritime Bank từ ngày 27/01. CTCK E Việt đổi tên thành CTCK Navibank (NVS) hay CTCK Nhấp và Gọi (Click&Phones) hợp tác chặt chẽ hơn với tập đoàn tài chính Golden Bridge (Hàn Quốc) đồng thời đổi tên công ty thành CTCK Golden Bridge Việt Nam (GBS) từ những ngày cuối tháng 12/2010.

Như vậy, dự báo trong năm 2011, các CTCK nhỏ sẽ xuất hiện một làn sóng tăng vốn hoặc sáp nhập để tạo ra các định chế tài chính lớn mạnh hơn.

Ngoài ra, một làn sóng cũng được dự báo là các CTCK sẽ lựa chọn cổ đông chiến lược là những ngân hàng vừa tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng trong năm 2010.

Giải pháp người trong cuộc

Trao đổi với Vietstock, ông Vũ Trần Dương - Phó Tổng Giám Đốc Điều Hành CTCP CK Đông Dương (DDS) cho biết, “Trong chiến lược dài hạn, chúng tôi sẽ sớm lựa chọn đối tác chiến lược, ưu tiên các định chế tài chính lớn, uy tín trong nước hoặc nước ngoài có cùng mục tiêu lâu dài là xây dựng công ty phát triển hiệu quả, bền vững”.

Ngoài ra, DDS đặt mục tiêu tăng thị phần môi giới trong năm 2011 bằng việc thu hút thêm khoảng 10,000 tài khoản đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua việc lựa chọn các thị trường trọng điểm để phát triển mạng lưới, mở chi nhánh và phòng giao dịch.

Trả lời báo chí cách đây vài ngày, đại diện của CTCK Dầu khí (PSI) cho biết, năm 2011, công ty sẽ hướng hoạt động tư vấn ra các đơn vị ngoài ngành, duy trì top 5 CTCK có hoạt động tư vấn mạnh nhất tại Việt Nam. Đồng thời PSI quyết tâm khẳng định vị trí top 15 CTCK có giá trị giao dịch chứng khoán cao nhất.

Ông Phạm Minh Tuấn -  Nguyên TGĐ của SME cho biết, năm 2011, SME sẽ đẩy mạnh mục tiêu phát triển công ty theo mô hình ngân hàng đầu tư, trong đó chú trọng thực hiện tư vấn và quản lý chuyên nghiệp danh mục các tài sản của NĐT.

Trong lĩnh vực môi giới, SME sẽ tiếp tục đẩy mạnh thị trường thông qua việc tạo ra những đột phá về dịch vụ và phương thức giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, SME sẽ đưa ra gói sản phẩm tư vấn tài chính DN hữu ích nhằm mở rộng và cung cấp các dịch vụ mang tính tổng thể có giá trị gia tăng cao cho các DN.

Ngoài ra, từ giữa năm 2010, nhiều CTCK đã chuyển hướng hoạt động khi giảm thiểu mảng tự doanh do thị trường có nhiều biến động để tập trung vào các mảnh khác như môi giới, bảo lãnh, tư vấn… nhằm gia tăng tính cạnh tranh trong ngành.

Ông Nguyễn Duy Hưng -  Chủ tịch HĐQT của SSI đã tuyên bố từ đầu năm rằng, bắt đầu tư giữa năm 2011, SSI sẽ chuyển hoàn toàn mảng tự doanh cho công ty quản lý quỹ SSI nhằm tránh xung đột với quyền lợi nhà đầu tư, đồng thời nâng cao các mảng nghiệp vụ khác của công ty.

Việc đẩy mạnh cải tiến công nghệ, dịch vụ gia tăng và các hoạt động khuyến mãi kèm theo cũng đã được nhiều CTCK đẩy mạnh từ cuối năm 2010 nhằm thu hút các nhà đầu tư mới đồng thời giữ chân các nhà đầu tư cũ ở lại với công ty trong năm 2011 này.

Viết Vinh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vincom Retail lãi sau thuế quý 1 gần 1,083 tỷ đồng, tăng 6%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) báo lãi ròng gần 1,083 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98