Thị trường vàng thế giới 2010 và triển vọng 2011

04/03/2011 14:08
04-03-2011 14:08:09+07:00

Thị trường vàng thế giới 2010 và triển vọng 2011

Từ đầu năm nay, giá vàng thế giới bắt đầu tăng trở lại và đã lên tới 1.437,70 USD/oz vào ngày 01/03/2011, nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng leo thang tại Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng cao và lo ngại lạm phát, làm tăng nhu cầu về vàng.

Cuối tuần trước, khi giá vàng tăng cao, một số nhà đầu tư đã tăng lượng vàng bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận, nhưng không chặn được đà tăng của giá vàng do tình hình Lybia ngày càng phức tạp. Đây là yếu tố tức thời, còn yếu tố có tác động dài hạn đến giá vàng chính là nhu cầu về kim loại này tăng cao và xu hướng lạm phát trên toàn cầu.   

Theo đánh giá mới đây của Hội đồng Vàng thế giới, nguồn cung vàng trên thế giới năm 2010 chỉ tăng 2% trong khi nhu cầu tăng 9% và đã đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua với 3.812,2 tấn (trị giá 150 tỷ USD), riêng nhu cầu vàng trang sức tăng 17% nhờ sức mua tăng mạnh tại hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, tổng nhu cầu vàng cá nhân ở hai quốc gia châu Á này chiếm hơn một nửa nhu cầu vàng trang sức và tiền vàng của thế giới. Sau Ấn Độ và Trung Quốc, lượng mua vào của các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới lần đầu tiên trong 21 năm qua đã vượt lượng bán ra cũng là yếu tố hỗ trợ vàng tăng giá và đạt mức kỷ lục 1.431,25 USD/oz vào ngày 07/12/2010.

Trong quý 4/2010, nhập khẩu ròng vàng của Ấn Độ tăng gần 30% sau hai năm bị kìm nén do mất mùa, sức mua tăng bất chấp giá vàng cao còn nhằm mục tiêu tránh thuế do Chính phủ Ấn Độ đã quyết định nâng thuế nhập khẩu vàng bắt đầu từ ngày 28/02/2011. Tại Trung Quốc, nhu cầu vàng tại quốc gia này năm 2010 tăng 70% so với năm trước, riêng nhu cầu vàng trang sức đạt con số kỷ lục 428 tấn, đưa quốc gia này trở thành thị trường vàng lớn thứ hai thế giới. 

Theo thống kê năm 2010, kinh tế Ấn Độ tăng gần 4 lần kể từ khi mở cửa năm 1991, kinh tế Trung Quốc đã tăng gần 20 lần kể từ khi nước này bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978, đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy nhu cầu vàng. Kinh tế hai quốc gia này được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới: Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng 8,5% năm 2011 và 8,7-9,2% năm 2012, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 8-9% trong năm 2011 và 7,8% trong năm 2012.

Các NHTW nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Nga và Thái Lan đã tăng cường mua vàng nhằm bảo tồn và đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. Một số NHTW ở châu Âu bắt đầu bán ra khi giá vàng tăng, nhưng sau đó lại mua vào khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực và lo ngại rủi ro.

Trong báo cáo công bố ngày 12/01 của Ngân hàng Thế giới, kinh tế toàn cầu sẽ tăng 3,3% trong năm 2011 sau khi đã tăng 3,9% trong năm ngoái và đạt 3,6% vào năm 2012. Trong đó, kinh tế các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 6% trong năm 2011, giảm so với 7% của năm 2010 và sẽ nhích lên 6,1% trong năm 2012. Các nước thu nhập cao có mức tăng trưởng thấp hơn, nhưng cũng đạt 2,8% trong năm 2010, 2,4% trong năm 2011 và 2,7% trong năm 2012.

Theo đánh giá của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh và tăng 3,2% trong năm 2011 (mức tăng cao nhất kể từ năm 2004), hệ thống tài chính Mỹ đã mạnh hơn thời kỳ trước suy thoái và sẽ vẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, các nước thu nhập cao và các nước đang phát triển dự kiến sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011, tiến gần tới tốc độ tăng trưởng tiềm năng lâu dài. Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp giữa các nền kinh tế hàng đầu trong việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu, nên Mỹ và một số nước thâm hụt vẫn tiếp tục tăng cung tiền, USD tiếp tục mất giá sau khi trượt 26% vào năm 2010, một mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập cùng với đà phục hồi kinh tế toàn cầu.

Sau Lybia, rối loạn có thể lan sang Arập Xê út, nhưng tình hình Trung Đông có thể sẽ sớm ổn định trở lại. Tuy nhiên, nghèo đói và rối loạn tại khu vực này đang cảnh báo về nguy cơ lan chuyền sang các nước Trung Á, mặc dù những cuộc bạo động tương tự chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn trung hạn chứ chưa xảy ra trong năm nay do hai đặc điểm bao trùm là người dân nơi đây bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài và tính quân phiệt của các chính phủ tại khu vực này, điều này gây ra tâm lý lo âu về bất ổn trên phạm vị toàn cầu.

Ngoài ra, phải kể đến những nguy cơ khác như tình hình khu vực đồng euro chưa sáng sủa, quan hệ thương mại Mỹ - Trung còn căng thẳng, giá cả lương thực và nguyên nhiên liệu tiếp tục leo thang do nhu cầu ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn và các nước đổ lỗi cho nhau, khả năng phối hợp để cứu nền kinh tế toàn cầu là rất thấp, rất khó đạt được sự đồng thuận về những giải pháp cụ thể về tái cân bằng kinh tế toàn cầu tại hội nghị G20 tổ chức vào tháng 4 tới, đây là những yếu tố có thể làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế.

Tóm lại, kinh tế toàn cầu năm 2011 tiếp tục phục hồi, nhưng lạm phát vẫn tiếp tục hoành hành và bạo động xã hội còn ám ảnh, nhu cầu vàng tại Ấn Độ có thể hạ nhiệt, nhưng nhu cầu vàng tại Trung Quốc và một số nước châu Á tiếp tục tăng, nhiều NHTW sẽ mua thêm vàng, mặt bằng giá cả cao hơn và giá vàng vẫn tăng cao. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của việc đầu tư quá mức vào kim loại quý này sẽ cao hơn trước rất nhiều.

Hoàng Thế Thoả          

SBV





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vàng tăng 'điên cuồng' bất chấp nghỉ lễ

Sáng nay (27/4), cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tăng mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC vượt mốc lịch sử lên 85,2 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên hơn 76 triệu...

Vàng thế giới tăng nhẹ nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023

Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (26/04), sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng như kỳ vọng, nhưng kim loại trú ẩn an toàn vẫn ghi nhận mức giảm trong...

Giá vàng SJC lẫn vàng nhẫn đồng loạt tăng

Giá vàng trong nước sáng nay cùng đi lên đối với cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 24K các loại.

Vàng thế giới tăng nhẹ sau dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng tăng vào ngày thứ Năm (25/04) khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, sau khi dữ liệu kinh tế cho thấy tín hiệu lạm phát dai dẳng, làm giảm hy vọng về việc Cục Dự...

Cục Quản lý Thị trường TPHCM: Chưa có căn cứ xác định lý do ngừng kinh doanh của nhiều tiệm vàng

Tại họp báo kinh tế xã hội TPHCM diễn ra chiều ngày 25/04/2024, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường Thành phố chia sẻ thông tin về công...

Hủy đấu thầu vàng miếng ngày 25/04, giá vàng trong nước bật tăng trở lại

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo phiên đấu thầu vàng miếng sáng 25/04/2024 bị hủy bỏ do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Vàng SJC giảm 700.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm đi xuống

Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm cao nhất 700.000 đồng mỗi lượng, kéo chiều bán ra xuống dưới mốc 84 triệu đồng phiên sáng 25/4, trong khi vàng nhẫn tại Bảo...

Vàng thế giới tiếp tục ổn định chờ dữ liệu PCE của Mỹ

Giá vàng ổn định vào ngày thứ Tư (24/04), khi phí rủi ro bảo hiểm về căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt, trong khi nhà đầu tư chuyển sự chú ý đến dữ liệu kinh tế Mỹ...

NHNN tiếp tục đấu thầu 16,800 lượng vàng vào sáng 25/04

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo sẽ tiếp tục phiên đấu thầu vàng miếng lần 2 vào sáng thứ Năm ngày 25/04/2024. 

Sau phiên đấu thầu đầu tiên, giá vàng trong nước tăng trở lại

Sau phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên, giá vàng miếng trong nước không những không hạ nhiệt mà còn tiếp tục tăng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98