Cổ đông VietABank: “Mượn đầu heo nấu cháo”

13/08/2011 08:00
13-08-2011 08:00:00+07:00

Cổ đông VietABank: “Mượn đầu heo nấu cháo”

Đó là chuyện của 2 cổ đông lớn của NH TMCP Việt Á, cũng là chuyện của các NĐT thực hiện trò “giật gấu vá vai” để gom tiền đầu cơ góp vốn vào những nhóm ngành có tiềm năng phát triển.

Theo đề nghị mua cổ phần, ngày 7.7.2010 VietAbank đã ký hợp đồng nguyên tắc phát hành cổ phần đối với Cty Việt Phương và cá nhân ông Phương Hữu Việt để chọn cổ đông lớn tham gia đợt tăng VĐL từ 1.631 tỉ đồng lên 3.098 tỉ đồng của VietAbank. Theo đó, Cty Việt Phương ký hợp đồng mua 36 triệu cổ phần và ông Phương Hữu Việt mua 15 triệu cổ phần, tương đương với 17% VĐL của VietAbank.

Giá phát hành theo thỏa thuận là 10.600 đồng/cổ phần và được thanh toán làm 3 đợt. Cụ thể: Trước ngày 31.7.2010 bên mua phải đặt cọc (đợt I) 5% đến 10%; đợt 2 trước ngày 30.9.2010 là 50% và đợt 3 là trước ngày 30.11.2010 số tiền còn lại từ 40% đến 45%. Với số cổ phần này, Cty Việt Phương và cổ đông Phương Hữu Việt nắm giữ tổng số 51 triệu CP và trở thành một trong những cổ đông chiến lược của VietAbank.

Nhưng trái với kỳ vọng của VietAbank, ngay từ khi chưa nộp xong các khoản tiền tại VietAbank, hai cổ đông này đã đem bán và cầm cố số CP nêu trên cho nhiều tổ chức tín dụng khác. Chỉ riêng ở NH TMCP Đại Dương (OceanBank), Cty Việt Phương và ông Phương Hữu Việt đã 2 lần đem cầm cố CP của VietAbank. Lần đầu vào ngày 30.11.2010 với khối lượng là 34,2 triệu cổ phần, tương đương hơn 340 tỉ đồng; lần hai vào ngày 9.6.2011 đem thế chấp 29,25 triệu CP của VietAbank.

Trước đó, ngày 7.3.2011 hai cổ đông này cũng đã thế chấp 14,250 triệu CP VietAbank cho NH Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank). Mới đây nhất, ngày 24.6.2011 toàn bộ 51 triệu CP của 2 cổ đông này lại một lần nữa đem cầm cố tại NHTMCP Hàng hải (Maritime Bank).

Không chỉ đem cầm cố cổ phần, ngay khi chưa đến hạn nộp tiền lần 3 cho VietAbank thì ngày 8.11.2010 bà Phương Minh Huệ (Tổng GĐ Cty Việt Phương) đã đại diện cho Cty Việt Phương ký giấy chuyển nhượng cổ phần với Cty TNHH chứng khoán ACB (ACBS) bằng với số lượng cổ phần mà HĐQT phê duyệt tại sổ CP chứng chỉ 18 triệu cổ phần.

Thế nhưng, mãi đến ngày 29.12.2010 HĐQT Cty Việt Phương tiến hành họp ĐHCĐ dưới sự chủ trì của ông Phương Hữu Việt quyết định chuyển nhượng 14.250.000 cổ phần của VietAbank cho ACBS với giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/cổ phần, giao cho bà Phương Minh Huệ thực hiện ký kết hợp đồng và giấy tờ liên quan đến việc mua bán trên.

Việc làm này đã vi phạm tại điều I, khoản 2 của hợp đồng có ghi rõ: Hai bên thỏa thuận về thời hạn bên B sau 24 tháng, kể từ ngày hoàn tất thủ tục phát hành CP cho bên B và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; bên B có thể chuyển nhượng số cổ phần trên cho đối tác khác có nhu cầu.

Điều mà dư luận quan tâm là với những kiểu cách chuyển nhượng, cầm cố CP “lòng vòng” như trên thì liệu nguồn vốn của 2 cổ đông lớn này đang có “vấn đề” khi tham gia mua cổ phần của VietAbank? Mặt khác, việc đem bán “lúa non” của cổ đông này có phải là họ đã dùng vốn vay của tổ chức tín dụng khác để thâu tóm cổ phần tại VietAbank(?).

Việc “mượn đầu heo nấu cháo” theo kiểu nêu trên đã vi phạm Quyết định số 46/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung số một điều, khoản quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động NH TMCP ký ban hành ngày 25.12.2007 của NHNN. Quyết định này quy định: “Các tổ chức, các nhân không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp”.

Rõ ràng, quy định của NHNN là chặt chẽ nhằm giảm thiểu những rủi ro cho các NH mới thành lập hoặc nâng vốn như VietAbank. Nhưng với cách làm của 2 cổ đông lớn của VietAbank nêu trên, vấn đề rủi ro đã được “đá” sang những NH và tổ chức tín dụng khác khi mua, cầm cố số CP này.

Nói về việc chuyển nhượng cổ phần giữa Cty Việt Phương với ACBS, ông Đỗ Công Chính - Chủ tịch HĐQT VietAbank cho rằng: Đây là việc làm trái với thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc phát hành cổ phần tăng VĐL năm 2010 của VietAbank.

Giải thích về việc xác nhận của VietAbank tại văn bản phong tỏa cổ phần thế chấp của OceanBank, ông Chính nói: “Tuy trong văn bản có ghi là số cổ phần trên không bị giới hạn chuyển nhượng, cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trên, nhưng tại đây VietAbank chỉ xác nhận 2 cổ đông này có số lượng cổ phần phù hợp với số lượng đã tham gia góp vốn. Còn nội dung văn bản đó nói gì, làm như thế nào thì đó là cam kết giữa 2 cổ đông này với OceanBank”. Điều này thấy được mức độ rủi ro của các NH lại càng tăng thêm.

Công Thắng

Lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ đông NVL chấp thuận điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu

Mới đây, các vấn đề được NVL trình lên để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đều được thông qua. Trong đó có điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu bao gồm phát...

Lãi ròng AAA cao nhất kể từ năm 2019, phải thu về cho vay tăng đột biến

Quý 1/2024, AAA lãi ròng hơn 134 tỷ đồng, gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2023 nhờ giá hạt nhựa ổn định và đồng thời cao thứ hai từ trước đến nay, chỉ sau mức 214 tỷ...

ĐHĐCĐ OPC: Muốn tăng 20% lợi nhuận, đưa ETC thành kênh phân phối chủ đạo

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 27/04, CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) đưa ra kế hoạch tăng trưởng sau một năm đi lùi. Ngoài ra, sẽ mở rộng kênh OTC...

ĐHĐCĐ Saigonres: Muốn khởi động lại việc phát hành 20 triệu cp, khi nào DXG trả hết nợ?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của SGR thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế gấp rưỡi so với năm trước. Tại đại hội, Chủ tịch Phạm Thu đề cập đến việc phát hành 20 triệu...

Tăng mạnh dự phòng rủi ro, HDBank vẫn tăng 47% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) lãi trước thuế gần 4,028 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, dù tăng...

HBC lãi ròng quý 1 gần 58 tỷ đồng

Trong bối cảnh cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết nếu tiếp tục báo lỗ trong năm 2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) khởi đầu quý 1 với tín hiệu khá tích...

Sacombank tăng 11% lãi trước thuế quý 1, chất lượng nợ vay cải thiện

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 2,654 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhờ giảm...

ĐHĐCĐ BCG: Ông Kou Kok Yiow giữ chức Chủ tịch HĐQT

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) sáng ngày 27/04/2024 đã thông qua việc bầu ông Kou Kok Yiow giữ chức Chủ tịch HĐQT. Còn ông Nguyễn Hồ...

ĐHĐCĐ Petrolimex: Triển khai hóa đơn điện tử chỉ tốn hơn 1 tỷ đồng cho toàn hệ thống

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục...

ĐHĐCĐ BIDV: Phân khúc khách hàng 10 năm qua thay đổi ra sao?

Sáng 27/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng vốn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98