Vì sao thừa điện vẫn đi mua?

18/08/2011 08:27
18-08-2011 08:27:33+07:00

Vì sao thừa điện vẫn đi mua?

Khác hẳn với tình hình các năm trước, 7 tháng đầu năm nay, tập đoàn Điện lực (EVN) đã không huy động hết công suất của các nhà máy điện độc lập (IPP). Mặt khác, họ vẫn mua đủ điện của các nhà đầu tư BOT và mua từ Trung Quốc theo các hợp đồng đã ký. Tại sao có tình trạng “phân biệt đối xử” như vậy và có thể giải quyết được không?

“Cửa trên” với trong nước, “cửa dưới” với nước ngoài

Tập đoàn Dầu khí (PVN) và tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) là hai nhà đầu tư IPP lớn nhất bị thiệt hại từ việc EVN giảm huy động nguồn điện từ các nhà máy của họ.

Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) cho biết, sản lượng điện huy động từ các nhà máy của họ trong bảy tháng đầu năm chỉ đạt 91% kế hoạch. Phía TKV, Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Biên không nói thẳng với TBKTSG về việc EVN giảm mua điện nhưng cũng thừa nhận: “Mùa mưa năm nay EVN huy động thủy điện nhiều hơn. Các nhà máy của TKV sẽ dừng lại để sửa chữa, bảo dưỡng. Đến mùa khô, sản lượng phát điện của TKV sẽ cao hơn”.

Thực tế sản lượng điện EVN mua của TKV trong tháng 7 chỉ còn 60% so với tháng 6 và dự kiến sẽ còn giảm tiếp trong tháng này nếu thủy điện còn huy động được. Ví dụ như tại Lào Cai, công suất tiêu thụ cao nhất khoảng 90 MW vào cao điểm tối, trong khi công suất hiện tại các nhà máy thủy điện trên địa bàn đã lên đến 115 MW. Tuy thừa công suất nhưng Lào Cai vẫn sử dụng một phần nguồn điện mua từ Trung Quốc.

Ông Tạ Văn Hường, nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương), cho biết việc huy động sản lượng điện ở Việt Nam hiện vẫn theo nguyên tắc nguồn phát điện nào giá rẻ sẽ được ưu tiên. Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm bắt đầu vận hành từ ngày 1-7 vừa qua cũng thực hiện theo nguyên tắc chào giá cạnh tranh này.

Các nhà máy điện của PVN và TKV là các nhà máy điện toubin khí, nhiệt điện dầu, nhiệt điện than, giá bán cao hơn thủy điện, do đó việc EVN giảm lượng huy động về nguyên tắc là hợp lý. Vấn đề ở đây là EVN giảm sản lượng điện giá cao của các nhà đầu tư IPP trong nước nhưng vẫn duy trì kế hoạch mua điện giá cao từ Trung Quốc là 4,56 tỉ kWh (cho cả năm), từ nhà máy BOT Phú Mỹ 3 (5,88 tỉ kWh) và Phú Mỹ 2.2 (5,38 tỉ kWh ). Giá mua của EVN cũng dao động từ 6-8 cent/kWh, tương đương giá mua từ TKV và PVN.

Như vậy, cùng một giá bán như nhau nhưng có nhà máy được huy động nhiều và có nhà máy được huy động ít.

Vấn đề là sự rõ ràng của hợp đồng

Theo một chuyên gia lâu năm chuyên xem xét các hợp đồng đàm phán trong ngành điện, hợp đồng mà EVN đã ký mua của Trung Quốc hàng năm là hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo một sản lượng được xác định cụ thể. Theo nhu cầu của bên mua (EVN) hàng năm, phía Trung Quốc sẽ có giá bán phụ thuộc vào sản lượng bên mua yêu cầu. Tuy nhiên, giá nào cũng trên nguyên tắc là phải đảm bảo việc thực hiện đầy đủ hợp đồng bao tiêu, mua ít đi hay nhiều thêm đều bị phạt.

Quí 1-2010, EVN đã bị phía Trung Quốc phạt gần 900.000 đô la Mỹ vì tăng mua đột ngột. Ngược lại, cùng thời điểm, Công ty Điện lực Vân Nam tự ý cắt giảm sản lượng điện cung cấp cho Việt Nam hơn 20 ngày mà không bị phạt gì. Nói tóm lại là trong các hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc, Việt Nam ở thế yếu. Tương tự, các hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các chủ đầu tư BOT đã được đàm phán kín kẽ cho cả đời dự án, từ giá bán, mức huy động tối thiểu, tối đa hàng năm…

Theo đó, nếu EVN không huy động lượng điện như hợp đồng đã ký, phía EVN sẽ phải chịu phạt. “Các nhà đầu tư BOT ký hợp đồng rất ăn chắc, vì họ biết ngoài nội dung rõ ràng của hợp đồng ra, không có gì đảm bảo cho họ cả”, vị này nói.

Nhưng TKV và PVN cũng có các hợp đồng mua bán điện với EVN như các nhà đầu tư khác. Vị chuyên gia nói trên phân tích tiếp: “Các hợp đồng mua bán điện giữa TKV và PVN với EVN không phải là các hợp đồng bao tiêu nên chuyện huy động sản lượng điện nhiều hay ít không phạt được EVN”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó tổng giám đốc PV Power, thừa nhận với TBKTSG điều này, bởi nếu có sự rõ ràng thì cả hai tập đoàn đã có thể phạt hợp đồng đối với EVN vì ngoài chuyện bị giảm doanh thu do không bán được điện, họ còn đang là các chủ nợ lớn của EVN nữa.

Theo một số chuyên gia ngành điện, sự không rõ ràng trong hợp đồng giữa EVN với TKV và PVN là kết quả của sự làm ăn xuê xoa giữa nơi mua, nơi bán trong một thị trường điện còn thiếu rõ ràng như hiện tại. Trong mấy năm gần đây, do quy hoạch điện theo tổng sơ đồ VI chỉ thực hiện được 74%, chuyện thiếu điện diễn ra nghiêm trọng nên nhiều nhà máy của PVN và TKV bị ép tiến độ, huy động sản lượng ngay từ quy trình chạy thử, trước cả khi các hợp đồng mua bán điện được ký kết. Ví dụ như ở Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 (thuộc PV Power) hiện đã chạy thử từ tháng 2 năm nay và phát chính thức lên lưới điện quốc gia hôm 13-8 nhưng chưa có hợp đồng mua - bán điện dài hạn với EVN.

Ngọc Lan

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98