Ủy thác đầu tư: Khoảng trống, kẽ hở và rủi ro

20/10/2011 09:41
20-10-2011 09:41:40+07:00

Ủy thác đầu tư: Khoảng trống, kẽ hở và rủi ro

Hiện nay, hoạt động uỷ thác đầu tư chỉ được quản lý và kiểm soát chặt chẽ như trong lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, còn lại các hoạt động nhận uỷ thác đầu tư của các doanh nghiệp đều lỏng lẻo. Uỷ thác đầu tư hay đầu tư uỷ thác là một trong những ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về “uỷ thác đầu tư” là gì. Bộ luật Dân sự là đạo luật chung nhất trong lĩnh vực dân sự – kinh tế – thương mại nhưng cũng không có từ nào “uỷ thác”.

Về uỷ thác đầu tư, trên hoạt động thực tiễn hiện nay, bên giao vốn gọi là bên uỷ thác, bên nhận vốn gọi là bên nhận uỷ thác. Nội dung cơ bản của uỷ thác đầu tư là bên nhận uỷ thác sẽ nhân danh chính bản thân mình thực hiện các hoạt động đầu tư và nhận khoản phí uỷ thác, bên uỷ thác phải trả phí và chịu mọi rủi ro về kết quả thực hiện hoạt động đầu tư.

Dễ chết

Trong vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (Hà Nội), bà Như đã dùng các công ty “sân sau”... để ký hợp đồng uỷ thác đầu tư nhằm huy động vốn, sau đó lại chuyển toàn bộ số tiền về doanh nghiệp của bà Như (doanh nghiệp nhận vốn đầu tư). Với hình thức hợp đồng uỷ thác đầu tư và kẽ hở của các ngân hàng đã giúp bà Như huy động lên tới hàng ngàn tỉ đồng rồi chiếm đoạt. Hậu quả là các nhà đầu tư trót giao vốn uỷ thác đầu tư trắng tay.

Cho đến lừa đảo tài chính quốc tế, bên nhận uỷ thác còn tung chiêu với nhiều người khác trong các hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp nước ngoài để chiếm đoạt phí ứng chi trước. Các vụ án điển hình như Ngô Bá Phiếu, giám đốc công ty Thiên Phú An (Hải Phòng) lợi dụng hai hợp đồng uỷ thác của các công ty nước ngoài lừa đảo hàng chục doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố.

Tháng 5.2011, tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) khởi kiện công ty cổ phần quản lý Tương phản và cộng sự Việt Nam (C&P) tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác đấu giá cổ phiếu PVI và PV Trans. Thắng thua chưa thấy nhưng Sabeco cũng chịu đủ các thiệt hại về mình.

Cuộc đua tranh lãi suất của các tổ chức tín dụng trong thời gian vừa qua đã lách thông qua hoạt động “đầu tư uỷ thác” hay “uỷ thác ngân hàng” để huy động vốn vượt trần và cho vay với lãi suất cao. Mới đây, ngân hàng Nhà nước đã kịp thời chấn chỉnh lại các hoạt động này của các tổ chức tín dụng.

Hiện nay có rất nhiều công ty đang huy động vốn thông qua các hợp đồng uỷ thác đầu tư, hợp đồng uỷ thác giao dịch, hợp đồng uỷ thác quản lý… cam kết với mức lãi cao, bên uỷ thác không phải chịu các khoản lỗ nhưng bên nhận uỷ thác có vốn điều lệ vài tỉ đồng, năng lực tổ chức kinh doanh yếu, không có cơ chế kiểm soát,… nhưng lại có thể huy động vài trăm tỉ là những cảnh báo trước về rủi ro và mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra.

Cần tỉnh táo

Có thể nói, rủi ro lớn nhất trong hợp đồng uỷ thác đầu tư là thiếu cơ chế kiểm soát năng lực quản lý, không tách bạch nguồn vốn đầu tư, từ đó dẫn đến môi trường cho các hoạt động chiếm dụng vốn, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm… Do thiếu các quy định pháp luật về hoạt động uỷ thác đầu tư nên không tạo ra một hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ này; tạo ra những tiêu cực ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước và là mảnh đất cho các cá nhân lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt.

Pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể và bộ luật Dân sự cũng không có quy định nào về hoạt động “uỷ thác đầu tư”, do vậy khi xảy ra tranh chấp giữa các bên sẽ căn cứ các quy định của hợp đồng và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Như vậy, bên uỷ thác sẽ gặp nhiều bất lợi và thua thiệt vì pháp luật không có các quy định bảo vệ họ trong các quan hệ này.

Tuy nhiên, việc đầu tư không hẳn lúc nào cũng có lợi nhuận, và khó đạt được mức lợi nhuận quy định trong hợp đồng, bên uỷ thác đầu tư còn phải chịu thêm các rủi ro khác như bên nhận uỷ thác phá sản thì bên uỷ thác cũng chỉ được xem là một chủ nợ và có nguy cơ mất trắng. Đối với bên nhận uỷ thác là cá nhân thì mức độ rủi ro và số vụ chiếm dụng vốn, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm… xảy ra còn cao hơn.

Do đó, người dân cần phải xem xét kỹ trước khi tham gia các hợp đồng uỷ thác đầu tư, giao vốn… cho các doanh nghiệp nhận uỷ thác đầu tư; cần kiểm tra ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, năng lực, hoạt động kinh doanh … để phòng tránh những rủi ro cho chính mình.

Trước sự phát triển kinh tế và thực trạng hiện nay, cần xây dựng và hoàn thiện một chế định pháp lý về quan hệ uỷ thác nói chung và uỷ thác đầu tư riêng để tạo ra một khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên.

LS Trần Đức Phượng

sài gòn tiếp thị





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98