9 nước công bố về những nét chính hiệp định TPP

13/11/2011 10:29
13-11-2011 10:29:37+07:00

9 nước công bố về những nét chính hiệp định TPP

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, ngày 12/11, tại Honolulu thuộc bang Hawaii - Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo các nước Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã công bố những nét chính của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đây là cột mốc quan trọng trong tầm nhìn chung của 9 quốc gia về việc thiết lập một hiệp định khu vực toàn diện và thuộc thế hệ mới, trong đó tiến hành tự do hóa thương mại và đầu tư, giải quyết các vấn đề thương mại mới và truyền thống cũng như các thách thức của thế kỷ 21.

Các nhà lãnh đạo tin tưởng rằng hiệp định này sẽ là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại tự do trong tương lai, thúc đẩy các mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hỗ trợ tạo việc làm, mang lại mức sống cao hơn và giảm đói nghèo cho người dân tại mỗi nước thành viên.

Những nét chính của TPP gồm: Thứ nhất, tiếp cận thị trường một cách toàn diện, theo đó thúc đẩy hàng hóa của các nước thành viên được tiếp cận thị trường của nhau một cách toàn diện và miễn thuế, các hạn chế về dịch vụ được đồng loạt xóa bỏ nhằm tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp cũng như những lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng.

Thứ hai, xây dựng một hiệp định khu vực toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng giữa các thành viên TPP, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, nâng cao mức sống và cải thiện phúc lợi tại các nước thành viên.

Thứ ba, hình thành khung hiệp định trên cơ sở những thỏa thuận đã thực hiện trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các diễn đàn khác và bằng việc đưa vào TPP 4 vấn đề mới và mang tính xuyên suốt gồm: gắn kết môi trường chính sách, năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi cho kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển.

Thứ tư, coi các vấn đề mới nổi lên trong thương mại toàn cầu như một phần của đàm phán TPP. Các công nghệ mới sẽ tạo ra những cơ hội mới cho thương mại và đầu tư giữa các thành viên, đồng thời cũng làm nảy sinh những vấn đề thương mại mới tiềm ẩn cần giải quyết để có thể thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ, đảm bảo tất cả các nền kinh tế các nước TPP đều được hưởng lợi. Ngoài ra, các vấn đề thương mại liên quan tới tăng trưởng xanh cũng được xem xét nhằm đảm bảo các nước TPP tiếp tục giữ vị trí tiên phong trong lĩnh vực này.

Thứ năm, xây dựng TPP thành một hiệp định mở. Các nhóm đàm phán TPP đang thiết lập một cấu trúc, thể chế và quy trình cho phép hiệp định này tiếp tục phát triển để đáp ứng những tiến triển mới trong thương mại, công nghệ hoặc các vấn đề và thách thức mới nổi khác.

Trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được, các nhà lãnh đạo 9 nước tham gia TPP cam kết dành những nguồn lực cần thiết để hoàn tất hiệp định mang tính biểu tượng này trong thời gian sớm nhất có thể. Hiện vẫn còn một số vấn đề nhạy cảm và khác biệt giữa các nước thành viên chưa được đàm phán và các nhà lãnh đạo đã nhất trí cùng tìm ra những cách thức phù hợp để giải quyết trong một gói cam kết tổng thể và cân bằng, trong đó tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của mỗi nước thành viên.

Các nhà lãnh đạo cho rằng những tiến bộ đạt được sẽ giúp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tự do hóa thương mại khu vực Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo đã chỉ đạo các đoàn đàm phán nhóm họp vào đầu tháng 12 tới và sắp xếp lịch cho các phiên đàm phán tiếp theo trong năm 2012./.

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98