Tái cấu trúc ngân hàng: Yếu + Yếu = Mạnh?

03/11/2011 17:23
03-11-2011 17:23:40+07:00

Tái cấu trúc ngân hàng: Yếu + Yếu = Mạnh?

Tái cấu trúc ngân hàng là yêu cầu được xác định. Câu hỏi đặt ra chỉ còn là tái cấu trúc theo cách nào? Tiếp nối chủ đề này được đăng tải trong các số trước, ĐTCK trân trọng giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, lãnh đạo ngành ngân hàng trong và ngoài nước.

Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT OceanBank

Tái cấu trúc ngân hàng là việc làm cần thiết trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, trong công thức sáp nhập, không có nghĩa cứ ngân hàng quy mô nhỏ là yếu. Nếu quy mô ngân hàng nhỏ cộng với một quy mô nhỏ có thể sẽ có một ngân hàng mạnh với điều kiện hai quy mô đó chỉ nhỏ chứ không yếu. Còn ngân hàng hoạt động yếu kém (do mất thanh khoản, nợ xấu cao) lại cộng với một ngân hàng tương tự thì có thể cho ra kết quả một ngân hàng yếu hơn và sẽ "ra đi" nhanh hơn. Nhưng “phép cộng” này cũng có thể thành công nếu ngân hàng A yếu ở mặt này, còn ngân hàng B yếu ở mặt kia và họ tránh những điểm yếu của nhau, phát huy được những điểm tốt. Việc để tồn tại nhiều ngân hàng nhỏ mà khỏe thì sẽ tốt hơn, chứ không nhất thiết cứ phải gộp hết các ngân hàng vào, bởi việc gộp hết vào chưa chắc đã là tốt hơn. Việc "điều trị" những căn bệnh yếu kém không phải tiến hành với ngân hàng quy mô nhỏ mà cần phải tiến hành với cả những ngân hàng lớn mà không khỏe mạnh. Ngoài ra, bản thân các ngân hàng cũng cần phải tự giải quyết các "vấn đề" của mình. Nhưng quan trọng hơn là NHNN phải "bắt bệnh" được từng ngân hàng để có phương thuốc phù hợp. Điều này không hề đơn giản, đòi hỏi phải hết sức thận trọng bởi đây là ngành kinh doanh nhạy cảm, việc tiến hành phải đảm bảo sự ổn định của toàn hệ thống. NHNN cần thiết phải đưa ra thông điệp rõ ràng cho câu chuyện này.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia ngân hàng

Việc sáp nhập trong hệ thống ngân hàng có thể tiến hành giữa ngân hàng mạnh và mạnh, mạnh và yếu, yếu và yếu. Tuy nhiên, các ngân hàng quy mô nhỏ sáp nhập với nhau thì những yếu kém sẽ cộng hưởng với nhau như đội ngũ nhân viên yếu, kỹ năng quản trị ngân hàng kém… nên khó có thể trở thành mạnh hơn. Cũng có thể hai anh yếu cộng vào với nhau sẽ thành mạnh bởi vốn mạnh hơn, quy mô hoạt động lớn hơn, mạng lưới rộng hơn… và khi hai bên biết rõ điểm yếu của mình, đưa ra chính sách để chỉnh đốn điểm yếu và loại trừ trong ngân hàng hợp nhất tương lai. Nhưng, thông thường, ngân hàng mạnh sáp nhập với ngân hàng yếu sẽ thành công hơn. Điều quan trọng là trước khi sáp nhập, hai bên cần phải điều tra kỹ lưỡng chiến lược, tổ chức nội bộ, tài chính… của nhau và xem xét phương án hợp nhất liệu có lợi cho cả hai bên. Bên cạnh đó, điều kiện tiên quyết để câu chuyện sáp nhập, liên kết tốt đẹp là cần minh bạch và điều này diễn ra ở ngay trong nội bộ ngân hàng. Đồng thời, cần loại bỏ tâm lý cản trở sáp nhập của các ngân hàng. Do vậy, trong một vài trường hợp, NHNN cần bắt buộc phải áp đặt việc thực hiện chỉ số vốn an toàn (CAR). Ví dụ, hiện nay NHNN đang yêu cầu CAR của các NHTM là 9%, nếu thấy dấu hiệu chỉ số này tụt xuống 5%, NHNN cần để ý sát sao và khuyến khích ngân hàng đi tìm ngân hàng khác để sáp nhập. Nếu chỉ số này tụt từ 5% xuống 3%, NHNN phải cảnh cáo NHTM nếu không bơm được vốn, tìm được nguồn đầu tư, có thể phải bán đi và sáp nhập. Khi chỉ số này xuống dưới 3%, NHNN cần buộc ngân hàng phải sáp nhập hoặc giải thể.

Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc VietinBank (CTG)

Trong nền kinh tế luôn vận động, biến đổi, để tồn tại và phát triển, việc tái cấu trúc, tự "lột xác" là rất cần thiết khi bộc lộ những yếu kém, hạn chế. Trên thực tế, tái cấu trúc được đặt ra thường xuyên, do vậy, câu chuyện này không có gì là ghê gớm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế trong nước chưa ổn định dẫn đến nhiều ngân hàng gặp nhiều khó khăn, bộc lộ rất nhiều hạn chế thì vấn đề tái cấu trúc sẽ cấp thiết hơn. Cấu trúc lại ngân hàng để ngân hàng tồn tại và mạnh hơn, nhưng nếu đã cấu trúc lại rồi mà ngân hàng vẫn hoạt động chưa tốt thì nên khuyến khích ngân hàng sáp nhập, liên kết với nhau để có pháp nhân mới, chiến lược kinh doanh mới. Điều quan trọng là lượng đổi nhưng chất phải thay đổi tương ứng, nếu không ngân hàng lại "đứng im". Việc tái cấu trúc ngân hàng không phải lúc nào cũng 1+1=2, mà đặc biệt 2 ngân hàng yếu sáp nhập với nhau chưa chắc đã thành mạnh. Bên cạnh đó, tái cấu trúc không những chỉ thực hiện đối với từng ngân hàng mà còn bao gồm cả hệ thống tài chính, trong đó, có cả cơ quan tạo lập ra thị trường như NHNN, Bộ Tài chính. Và để thành công trong việc sáp nhập, cần tính đến những yếu tố sau: Thứ nhất, thị trường luôn yêu cầu đặt ra vấn đề tự thay đổi, tự hoàn thiện; Thứ hai, chính sách phải tạo điều kiện, khuyến khích sáp nhập, cụ thể, việc mua bán sẽ dựa trên cơ sở nguyên tắc thị trường, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, cho hệ thống, cho bản thân những ngân hàng. Chính phủ cần có chế khuyến khích khi yêu cầu các ngân hàng mạnh mua lại những ngân hàng yếu. Tuy nhiên, trong quá trình cơ cấu lại, nếu các ngân hàng yếu kém không tự sáp nhập, Nhà nước cần phải có biện pháp cưỡng chế để thị trường tốt hơn.

Ông Brett Krause, Tổng giám đốc Ngân hàng Citi tại Việt Nam

Tái cấu trúc ngân hàng cần phải được tiến hành cẩn trọng. Tuy nhiên, chúng tôi rất ủng hộ NHNN trong việc này bởi đó là điều cần thiết, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và cung cấp những lợi ích thực cho khách hàng. Thị trường cần những ngân hàng có khả năng tài chính mạnh, trình độ quản lý rủi ro tốt, chứ không nhất thiết là ngân hàng quy mô to. Một định chế tài chính mạnh phải bảo vệ quyền lợi của cá nhân và những người xung quanh. Tất nhiên, một ngân hàng bé không hẳn là một ngân hàng tồi nếu nhắm vào một thị trường nhất định, có chiến lược riêng, mang lại lợi ích/giá trị hấp dẫn và ngân hàng đó có một bảng cân đối tài chính tốt cùng với kỹ năng quản lý rủi ro tốt. Còn những ngân hàng không có chiến lược và bảng cân đối tài chính yếu cùng với việc thiếu vốn - đây mới là một vấn đề. Nhưng cấu trúc thành công nhất từ trước đến giờ không phải là một thị trường thích hợp với mọi ngân hàng mà phải tạo ra môi trường cho các ngân hàng khác nhau cạnh tranh. Tôi cho rằng, việc khuyến khích các ngân hàng liên kết với nhau, hoặc hợp nhất và nếu cần thiết thì giải thể những định chế tài chính cũng là một ý kiến hợp lý. Đó cũng là những gì mà các ngân hàng đang và sẽ phải làm trong khoảng một thời gian dài. Điều đáng mừng là việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã nhận được sự đồng thuận cao giữa các cơ quan ban ngành trong Chính phủ.

H.Dung

Đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chìa khóa tăng trưởng cao và bền vững của HDBank 

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức ngày 26/04 vừa qua, đại diện các quỹ đầu tư quốc tế cùng nhấn mạnh những giá trị và thế mạnh trên của Ngân hàng TMCP Phát triển...

Tác động từ việc người dân ồ ạt rút tiền tại Ngân hàng SCB

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội nêu rõ việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là yếu tố làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá...

Nhiều ưu đãi cho chủ thẻ Visa NCB

Xu hướng chi tiêu trước, trả tiền sau qua thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến. Nếu khéo léo kết hợp khuyến mãi từ các nhãn hàng cùng ưu đãi từ thẻ tín dụng, người...

Lương 25 triệu, chàng trai 30 tuổi đã sở hữu căn hộ 3 tỷ như thế nào?

Chàng trai 30 tuổi với thu nhập 25 triệu đồng mỗi tháng, đã mạnh dạn biến ước mơ an cư thành hiện thực và sở hữu căn hộ chung cư 3 tỷ đồng. Vậy bí quyết là gì?

Cùng Mẹ dành những điều tốt nhất cho gia đình

Hướng đến Ngày Của Mẹ (12/05), VIB hoàn phí thường niên năm đầu khi mở thẻ Family Link. Cùng với hệ sinh thái thẻ tín dụng nói chung và dòng thẻ Family Link với...

Hạ tầng chung Ngân hàng mở giúp kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Việc triển khai ngân hàng mở/ open banking sẽ mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.

Vay tiền, trả nợ trước hạn bị làm khó

Những trường hợp khách vay bị trì hoãn thanh lý khoản vay trước hạn có thể là cá biệt, không phải đa số.

Giải pháp nào kiềm chế tỷ giá?

NHNN cũng có thể tiếp tục duy trì giải pháp bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Nhưng rõ ràng điều này sẽ khó có thể duy trì lâu, dựa trên lượng dự trữ ngoại hối...

OCB tham gia sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) đã mang đến sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 những trải nghiệm số ưu việt nhất từ phiên bản OCB OMNI 4.0 và...

Đề xuất điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó, dự thảo dành 1 chương...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98