Việt Nam tìm cách thu hút thêm doanh nghiệp Nhật Bản

27/02/2012 21:16
27-02-2012 21:16:33+07:00

Việt Nam tìm cách thu hút thêm doanh nghiệp Nhật Bản

Việt Nam mong muốn thu hút thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản đã xác định chiến lược “tiến ra nước ngoài” do hậu quả của sóng thần và suy thoái.

Nhiều tên tuổi lớn của Nhật Bản như Honda đã vào Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì chưa

Đây là khẳng định của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng tại buổi toạ đàm “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản vào các khu công nghiệp ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 27-2 tại Hà Nội.

Ông Hoàng cho biết, hiện nay cả nước có tới 283 khu công nghiệp đã được thành lập ở 58 tỉnh, thành phố và còn tới 35% diện tích chưa được thuê. “Chúng tôi mong muốn kết nối được với chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản để lấp đầy các khu công nghiệp này”, ông Hoàng nói.

Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hideo Suzuki cho biết, chính phủ Nhật Bản đã đặt ra một chiến lược phát triển mới, trong đó có kế hoạch “tiến ra nước ngoài”, đặc biệt là khu vực châu Á.

Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 trong số 92 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 1.667 dự án tổng trị giá  23,6 tỉ đô la Mỹ, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để thực hiện được kế hoạch này, Nhật Bản đã xây dựng một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để khắc phục tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay của Nhật Bản.

Tình trạng đó, theo Chủ tịch Ủy ban xúc tiến triển khai toàn cầu công ty vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp Tokyo, ông Hideo OKubo là một xã hội nhiều già ít trẻ làm thị trường quốc nội thu hẹp, sự trì trệ của các ngành xuất khẩu do đồng yen tăng giá liên tục, năng lực cạnh tranh quốc tế của thương hiệu Nhật giảm mạnh do các quốc gia châu Á đang vượt lên, và hậu quả của trận động đất năm ngoái.

Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp có chọn Việt Nam để đầu tư nhằm hưởng ứng chiến lược của Chính phủ Nhật Bản hay không vẫn là câu hỏi.

Theo ông Heido Ohkubo, trong số 220.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế tạo của Nhật, có tới 97,3% chỉ làm ăn trong nước. Ông nhận xét: "Dù Nhật Bản là nước đầu tư ra nước ngoài khá lớn, nhưng là do các tập đoàn lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có thói quen đầu tư ra nước ngoài”.

Ông cho biết, Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản xếp trên cả Ấn Độ và Thái Lan như là điểm đến hấp dẫn để mở cơ sở sản xuất. Hơn nữa, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia về thị trường tiêu thụ. “Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản vẫn còn e ngại đầu tư vào Việt Nam”, ông nói.

Chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ông Yoshifumi Tsujio, cho rằng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ dễ quyết định đầu tư hơn khi khu công nghiệp đã xong cơ sở hạ tầng.

Hơn nữa, doanh nghiệp Nhật Bản muốn dịch vụ đầy đủ, nhân viên giỏi tiếng Nhật, hiểu được phong cách của người Nhật và người Nhật có đủ điều kiện sống ở khu công nghiệp đó.

Ông Heido Ohkubo cho biết, hiện tại, các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan đã xây dựng các khu công nghiệp thỏa mãn nhu cầu làm việc, sinh sống của các nhà đầu tư Nhật Bản. Thậm chí Myanmar, một quốc gia mới mở cửa ra thế giới bên ngoài, cũng đã chấp nhận tư vấn để xây dựng các khu công nghiệp theo phong cách Nhật Bản để thu hút chính các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông khuyến nghị rằng, Việt Nam nên hướng việc xây dựng các khu công nghiệp thành các thành phố thu nhỏ nếu muốn thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản.

Tư Hoàng

TBKTSG Online





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98