Đầu tư vào thị trường mới nổi: Mốt mới

20/03/2012 09:01
20-03-2012 09:01:31+07:00

Đầu tư vào thị trường mới nổi: Mốt mới

Các TTCK rơi mạnh nhất, như Brazil và Ấn Độ, đang hưởng lợi từ đà tăng trưởng ngoạn mục từ đầu năm.

* Đầu tư vào thị trường mới nổi: Đừng tưởng bở!

Năm 2012 này, các thị trường mới nổi đã có đà tăng trưởng ấn tượng. Từ Brasil đến Singapore, TTCK và trái phiếu bùng nổ và các nhà đầu tư vội vã, phấn khích nhảy vào vào “chuyến tàu đầu tư” này.

Kể từ đầu năm, TTCK Ấn Độ đã có mức tăng 25%, thị trường Brazil và Nga tăng xấp xỉ 20%. Các nhà đầu tư Mỹ đã đổ hàng tỷ USD vào các quỹ dành cho thị trường mới nổi như iShares MSCI Emerging Markets Index EEM (Quỹ EEM).

Đây là một thế cờ đảo ngược đầy kịch tính. Năm ngoái, các thị trường mới nổi rơi vào tình trạng khá tồi tệ. Tuy nhiên, năm nay, dường như gió đã xoay chiều, các TTCK rơi mạnh nhất, như Brazil và Ấn Độ, đang hưởng lợi từ đà tăng trưởng ngoạn mục từ đầu năm.

Hiện tại, câu hỏi đặt ra là, nếu nhà đầu tư muốn leo lên chuyến tàu đầu tư này, có lẽ đã quá muộn rồi chăng? Trường hợp gia nhập chuyến tàu, nhà đầu tư cần phải làm gì? Có nhiều lý do hấp dẫn khiến các nhà đầu tư muốn đổ tiền vào cổ phiếu thuộc các thị trường mới nổi. Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các thị trường mới nổi chiếm đến khoảng một nửa nền kinh tế thế giới và vẫn đang trên đà tăng trưởng. Nhưng các nhà đầu tư được khuyên rằng, không nên xem các thị trường mới nổi như là thiên đường lợi nhuận. Dưới đây là 4 lý do nhà đầu tư cần phải thận trọng.

1. Kinh tế tăng trưởng nhanh không đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ cổ phiếu sẽ tăng khủng

Số liệu nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Trường Kinh doanh London - London Business School thuộc Đại học Stanford và Đại học Florida đã tìm thấy mối tương quan lâu dài giữa lợi nhuận đầu tư với đà tăng trưởng của GDP.

Trong đó có các lý do như sau: tại các nền kinh tế đang phát triển nhanh, giá cổ phiếu thường đã khá đắt. Sự tăng trưởng trong tương lai đã được thể hiện trong giá cổ phiếu. Các nền kinh tế như vậy cũng thường thu hút nhiều khoản đầu tư mới, điều này khiến lợi nhuận giảm xuống.

Đầu tư vào các thị trường đang phát triển nhanh thường ngập trong làn sóng xuất hiện quá nhiều cổ phiếu mới trên thị trường giao dịch. Một nghiên cứu mới đây của Quỹ chứng khoán thuộc Ngân hàng đầu tư SG cho thấy, do hiệu ứng "pha loãng" này khiến chi phí của các nhà đầu tư chứng khoán tại các thị trường mới nổi lên đến 10% một năm; trong khi đó, tại thị trường Mỹ, chi phí này chỉ vào khoảng 2%.

Một số nghiên cứu cho thấy, nhà đầu tư kiếm lời khá hơn nếu đầu tư vào các thị trường được xem là "các thị trường tăng trưởng thấp". Tại đây, giá cổ phiếu thường rẻ hơn và vì tăng trưởng thấp nên ít xuất hiện các khoản đầu tư mới. Nhờ vậy, những nhà đầu tư hiện hữu có thể bỏ túi các khoản lợi nhuận lớn.

Nhà đầu tư nên để ý đến số liệu này: Trong 20 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã bùng nổ, từ một nền kinh tế lạc hậu trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu từ Công ty nghiên cứu FactSet cho biết, trong thời gian này, các nhà đầu tư vào các công ty Trung Quốc (tính theo giá trị đồng USD) chỉ đạt được mức lời ngang với chỉ số lạm phát.

2. Chi phí và rủi ro cao hơn nhiều

Nếu đầu tư thông qua quỹ đầu tư, các quỹ chứng khoán tại các thị trường mới nổi thường tính lệ phí cao hơn, một phần vì quy mô nhỏ hơn và không phải cạnh tranh quá nhiều, nhưng chi phí không dừng lại ở đó.

Việc mua và bán cổ phần thuộc các múi giờ khác nhau và trên các thị trường khác nhau khiến chi phí đắt đỏ hơn. Bên cạnh đó, các quỹ thường phải kinh doanh tại các thị trường có quy mô nhỏ, khối lượng giao dịch thấp, cũng khiến chi phí đầu tư tăng lên.

Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán thuộc các thị trường mới nổi dường như cũng có vấn đề. Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đang được đánh giá quá cao, trong khi đó, các nước thuộc khu vực Đông Âu được đầu tư rất ít. Năm ngoái, người khổng lồ Mark Mobius thuộc Quỹ đầu tư vào các thị trường mới nổi Franklin Templeton Investments bắt đầu tìm kiếm các cổ phiếu giá rẻ tại các nước Trung Đông như Ai Cập và Dubai; tuy nhiên, hai quốc gia này rất hiếm khi xuất hiện tại những quỹ tiêu biểu tại các thị trường mới nổi.

3. Thời điểm đầu tư không còn quá “hot” nữa

Các thị trường mới nổi đã khá đông đúc và có 10 năm tăng trưởng. Trong khi đó, một dòng tiền “nóng” vừa mới đổ vào đây. Một cuộc khảo sát gần đây nhất của Merrill Lynch/Bank of America cho thấy, dòng tiền từ các nhà quản lý tiền tệ thuộc các quỹ đầu tư lớn đổ vào các thị trường mới nổi đã tăng vọt trở lại và cổ phiếu tại đây đang được đánh giá cao.

Trong khi đó, các số liệu kinh tế dường như dè dặt hơn. Giá dầu tăng thường khiến các nước nghèo khó khăn hơn.

Tình hình tại Trung Quốc cũng có vẻ đáng ngại. Nền kinh tế này được nhận định là đang “căng” do sự bùng nổ về giá bất động sản và chi tiêu cơ sở hạ tầng khổng lồ. Dường như bản nhạc du dương đã dừng lại. Thậm chí, Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng.

4. Chúng ta đang là một nền kinh tế toàn cầu

Hãy đơn giản nghĩ rằng: Apple và Samsung là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tạt vào bất kỳ cửa hàng nào của Best Buy hoặc Verizon, mọi người sẽ nhìn thấy điện thoại thông minh và máy tính bảng đang trưng bày cạnh nhau trong tủ kính.

Nhưng các quỹ đầu tư lại cho rằng, đây là 2 hãng rất khác nhau. Apple là một thành tố lớn nhất thuộc quỹ chứng khoán tiêu biểu của Mỹ. Còn Samsung, chỉ bởi vì trụ sở chính được đặt tại Hàn Quốc, lại là một thành tố lớn nhất của một quỹ thuộc các thị trường mới nổi. Một nhà đầu tư nào đó muốn thoát ra khỏi nền kinh tế Mỹ “tăng trưởng chậm" để đặt chân vào các thị trường mới nổi “tăng trưởng nhanh” sẽ bán cổ phiếu của Apple để mua Samsung.

Các quỹ thuộc các thị trường mới nổi thường đổ các khoản đầu tư khổng lồ vào các hãng lớn như Hãng dầu mỏ Petrobras của Brazil hay Hãng máy tính Đài Loan Taiwan Semiconductor. Đây là những tập đoàn lớn phát triển phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, theo ông Josh Strauss, thuộc Quỹ Appleseed, khoảng 85% lợi nhuận của Công ty Mỹ Avon Products thu được từ các thị trường mới nổi.

Vậy kết luận là gì:

Nhà đầu tư vào các thị trường mới nổi cần phải trung thành với những nguyên tắc đầu tư đã từng chiến thắng ở các thị trường khác như sau:

- Đừng theo đuổi lợi nhuận.

- Đừng nhảy vào thị trường cùng một lúc.

- Hãy để mắt đến các chi phí và theo đuổi giá trị của cổ phiếu.

- Hãy sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào các cổ phiếu nằm ngoài các chỉ số tiêu biểu, nếu tin chắc vào những gì mình đang làm.

Thanh Vân (Theo WSJ)

đầu tư chứng khoán



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98