6.700 doanh nghiệp chết: Vẫn chưa giải mã nổi

26/04/2012 06:20
26-04-2012 06:20:35+07:00

6.700 doanh nghiệp chết: Vẫn chưa giải mã nổi

Trung bình mỗi ngày TP.HCM có 68 doanh nghiệp mới sinh ra và 74 doanh nghiệp cũ xin ngừng hoạt động.

Nhiều báo cáo tình hình kinh tế thời gian qua đều xuất hiện con số doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động. Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, từng yêu cầu các ngành chức năng phân tích con số “chết” và tìm hiểu nguyên nhân. Đến nay chưa có cơ quan nào đưa ra phân tích cụ thể.

Tử nhiều hơn sinh

Tính từ đầu năm đến 19-4 có trên 7.500 DN thành lập mới tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM. Sở cho biết số lượng thì chỉ tăng 1,2% nhưng số vốn mà các DN này đăng ký tăng khoảng 19% so với cùng kỳ. Trung bình 68 DN mới/ngày.

Trong khi đó, Cục Thuế TP cho biết trong quý I-2012 có trên 6.700 DN xin ngừng hoạt động. Như vậy, trung bình có 74 DN ngừng/ngày.

So với con số “sinh” và “tử” mỗi ngày của năm ngoái, 69 DN mới/ngày và đến 81 DN “chết”/ngày thì con số năm nay “lạc quan” hơn. Năm 2011 có gần 25.100 DN mới đăng ký thành lập tại Sở KH&ĐT TP, gần 29.600 DN xin ngừng nghỉ tại Cục Thuế TP.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Cục phó Cục Thuế TP, cho biết quan sát sơ bộ của Cục cho thấy DN ngưng, nghỉ này chủ yếu là DN liên quan đến bất động sản. Do lĩnh vực bất động sản bị chựng lại nên các ngành nghề như kinh doanh, môi giới bất động sản, tư vấn thiết kế, kiến trúc, san lấp, xây dựng, giám sát, thi công công trình, kể cả những ngành như sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất… cũng bị ảnh hưởng.

Đăng ký kinh doanh tại Sở KH & ĐT TP.HCM. 

Loại DN nào chết?

Các cơ quan quản lý cần phân tích rõ con số DN ngưng, nghỉ để đánh giá đúng hơn về tình hình kinh tế và có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Nếu DN hoạt động lâu năm, DN lớn mà phải ngưng, nghỉ thì đánh giá khác, DN nhỏ ngưng nghỉ thì đánh giá khác. Đồng thời cũng cần khảo sát lý do.

850 chi nhánh tử, 1.800 chi nhánh sinh

Trong từng lĩnh vực đều vậy, DN này rời thị trường thì thị phần đó được san sẻ cho các DN còn lại. Điều này thể hiện qua số liệu tăng trưởng chi nhánh, địa điểm kinh doanh. Trong khi số DN không tăng nhiều thì số chi nhánh, địa điểm kinh doanh mới lại tăng cao. Từ đầu năm đến 19-4, các DN cắt giảm gần 850 chi nhánh nhưng cũng có gần 1.800 chi nhánh mới được thành lập. Đặc biệt, có khoảng 200 địa điểm kinh doanh bị cắt giảm thì có trên 800 địa điểm kinh doanh mới được lập ra, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho rằng “việc ra đời một DN mới biểu lộ sức cạnh tranh giữa các DN với nhau, càng ra đời nhiều thì cạnh tranh càng khốc liệt. Việc ra đời một chi nhánh mới lại cho thấy DN đang mở rộng hoạt động, khẳng định vị trí của mình. DN kinh doanh hiệu quả, có niềm tin vào thị trường thì mới mở rộng hoạt động chứ!”.

Hộ cá thể nâng thành DN

Trong quý I-2012, TP.HCM có 26.400 hộ cá thể xin ngưng hoạt động, trong khi chỉ có 7.600 hộ cá thể mới ra đời.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh cho biết rất khó đánh giá con số ngưng, nghỉ của hộ cá thể. Bởi vì việc ngưng, nghỉ của họ trong nhiều trường hợp không hẳn là kinh doanh không nổi. Có rất nhiều người xin ngưng hộ cá thể để chuyển sang thành lập DN, chủ yếu là các hộ kinh doanh hàng ăn, hàng uống, nhà nghỉ, nhà cho thuê…

Ngành thép có 4-5 DN gặp khó

Trong gần 100 DN sản xuất thép, có 4-5 DN gặp khó khăn, chưa có DN nào nói chính thức ngừng hoạt động cả.

Khó khăn lớn nhất của ngành thép là đầu ra. Không bán được hàng nên DN phải giảm sản xuất. Tuy nhiên, con số 59% thép tồn kho mà báo chí hay nhắc đến là không chính xác đâu. Tôi không gọi con số này là “tồn kho” mà gọi là “gối đầu” cho hệ thống thép tiêu thụ. Quy trình ngành thép khác với các ngành, phải mất thời gian để ra kho, ra bãi, đưa đến các trung tâm phân phối, cấp 1, cấp 2… nên số hàng “gối đầu” lớn.

Ông PHẠM CHÍ CƯỜNG , Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam

DN du lịch muốn ngành ăn, nghỉ cùng phối hợp

70 DN thuộc Hiệp hội Du lịch TP.HCM đều đứng trước khó khăn nhưng chưa đến mức ngưng hoạt động.

Khách đăng ký tour thấp hơn so với các năm trước vì giá tour tăng. Giá tour tăng là vì các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận tải đều tăng giá, có cái hợp lý, cũng có cái tăng vô tội vạ.

Du lịch mà giảm thì nhà hàng, khách sạn cũng bị lây theo thôi. Để “cứu” ngành du lịch cũng như các dịch vụ ăn, nghỉ, sáng 25-4, hiệp hội họp bàn với gần 20 DN trong nhóm kích cầu du lịch, quyết định gửi báo cáo lên Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, các sở, ngành ở các địa phương để đề nghị các DN liên quan bắt tay giảm giá.

Bà NGUYỄN THỊ KHÁNH , Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch TP.HCM

YT

QUỲNH NHƯ - MAI PHƯƠNG

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98