Tiếng nói cổ đông nhỏ: Kêu trời cũng chẳng thấu

14/05/2012 20:01
14-05-2012 20:01:00+07:00

Tiếng nói cổ đông nhỏ: Kêu trời cũng chẳng thấu

Từ trước đến nay, tâm lý e ngại công bố thông tin diễn ra hết sức phổ biến tại các công ty được mệnh danh là “đại chúng” và khoác lên mình tấm áo “niêm yết”. Mùa ĐHĐCĐ năm nay, nhiều trường hợp phát sinh càng cho thấy minh bạch thông tin trên thị trường một lần nữa bị chính những người điều hành doanh nghiệp xem nhẹ.

Đặc biệt, cách hành xử thiếu thiện chí và xem thường cổ đông nhỏ của ban điều hành một vài doanh nghiệp trong mùa đại hội vừa qua cũng đã phần nào làm xấu đi hình ảnh chính mình trước công chúng đầu tư.

Đứng ở góc độ pháp luật, cổ đông nhỏ dù có nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu vẫn có quyền phát biểu tại đại hội.

Thông tin cũng “nắng mưa bất thường”

Có đặt mình vào vị trí cổ đông nhỏ của Licogi 16 (HOSE: LCG) mới có thể hiếu hết những bức xúc mà họ phải hứng chịu trong mùa đại hội vừa qua. Toàn bộ nội dung trình trước Đại hội bị thay đổi hoàn toàn bởi đề xuất sát ngày của cổ đông lớn. Cổ đông chưa hết kinh ngạc về khoản thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất 66 tỷ đồng từ các năm trước bỗng nhiên từ đâu rớt xuống, lại càng sửng sốt khi chính khoản mục này sẽ trực tiếp “cướp” đi hơn một nửa lợi nhuận năm 2011 của LCG, chỉ còn lại 54 tỷ đồng. Với sự điều chỉnh này, cổ đông cũng chỉ còn có thể nhận cổ tức 5%, thay vì 15% theo công bố trước đó.

Không khí tại đại hội bị đẩy lên cao trào khi nhiều cổ đông ra sức phát biểu, níu kéo, đòi lại quyền lợi thích đáng cho chính mình. Họ bực bội tại sao quy định công bố thông tin đã có nhưng vì lẽ gì ban điều hành công ty không thông báo để nhà đầu tư nắm bắt. Vì sao HĐQT lại để cổ đông lớn lèo lái hoàn toàn cục diện để chính những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thấp cổ bé họng chịu thiệt?

Cũng chính vì thông tin trong ban điều hành thiếu sự nhất quán, nhà đầu tư chẳng biết đâu mà lần tại ĐHĐCĐ của Cáp Sài Gòn (HOSE: CSG). Các cổ đông đã chứng kiến sự tranh cãi quyết liệt của hai phe cánh, giữa một bên là Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn SAM ủng hộ phương án giải thể, phía còn lại quyết tâm vực dậy công ty.

Chỉ vài ngày trước đây, chưa hết ngỡ ngàng khi Chủ tịch HĐQT CSG phát biểu trước báo giới rằng giải thể để đảm bảo lợi ích cổ đông. Thế nhưng tại Đại hội, Phó Chủ tịch và Tổng giám đốc lại ủng hộ và công bố phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Thông tin thiếu nhất quán, sự mâu thuẫn trong chính ban điều hành doanh nghiệp, và khả năng có sự xung đột lợi ích giữa đôi bên đã dẫn đến những tình huống tranh cãi nhau kịch liệt trên khán đài, mà khán giả không ai khác chính là những cổ đông của công ty.

Cổ đông nhỏ: Có cũng như không

Còn nhớ tại kỳ đại hội vừa qua, Chủ tịch HĐQT của một công ty đã phát biểu thẳng rằng không thể để các cổ đông nhỏ lẻ chỉ nắm trong tay vài ngàn cổ phiếu là có cái quyền được chì chiết họ tại Đại hội. Có vị còn phát biểu “ngang như cua”: nếu nắm giữ cổ phiếu bị thua lỗ nặng nề thì “không ai cấm các vị bán ra”.

Ông Vũ Văn Thịnh, một nhà đầu tư nắm giữ cổ phần tại CTCP Vận tải & Thuê tàu biển Việt Nam (HOSE: VST) đã bức xúc nói với Vietstock rằng ông cảm thấy hết sức thất vọng trước cách hành xử “thô bạo” và “phản cảm” của ông Huỳnh Hồng Vũ - Chủ tịch HĐQT công ty này. Sự việc bắt đầu từ lúc ông Thịnh phát biểu, người đứng đầu VST đã liên tục ngắt lời khiến ông không thể nói trọn vẹn ý kiến.

Ông Thịnh cho biết, ông chỉ muốn phát biểu rằng kết quả kinh doanh năm vừa qua không đạt, Ban lãnh đạo đã không hoàn thành nhiệm vụ cổ đông giao phó. Ông Thịnh không có ý yêu cầu Ban lãnh đạo từ chức, nhưng ít nhất họ cũng phải thấy được trách nhiệm của mình và xin lỗi các cổ đông.

“Mặc dù bị thiệt hại nặng nề nhưng nếu nhận được lời xin lỗi của Ban lãnh đạo thì cổ đông ít nhiều cũng nguôi ngoai phần nào nỗi đau vốn liếng bị mất gần hết mà cổ tức cũng không được nhận” – ông Thịnh nói.

Ông Thịnh còn cho biết, khi ông phát biểu, ông Vũ đã ngắt lời ông và trả lời ngay với giọng điệu hằn học cùng thái độ cáu kỉnh, áp đặt và yêu cầu đừng nói nữa. Nội dung trả lời thì vô cùng phản cảm, có ý khinh thường cổ đông nhỏ lẻ: “Các cổ đông lớn đã quyết định hết rồi, các cổ đông nhỏ lẻ nếu không chấp nhận thì hãy bán hết cố phiếu đi, còn công ty thì chỉ làm được như vậy thôi …”.

Mới đây, khá nhiều cổ đông của Ngân hàng Eximbank (HOSE: EIB) ra sức chất vấn về thù lao của HĐQT và BKS. Theo cổ đông, với mức thù lao chiếm 1.5% lợi nhuận sau thuế (khoảng trên 50 tỷ đồng), tăng 0.5% so với năm ngoái là quá cao và yêu cầu HĐQT giải trình và xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Đáp lại cổ đông, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này chỉ trả lời rằng cổ đông có quyền biểu quyết bằng lá phiếu và không có bất kỳ chia sẻ gì thêm.

Luật một đằng, thực tế một nẻo

Theo Điều 79 Luật doanh nghiệp 2005, cổ đông công ty cổ phần có quyền tham dự và phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 96 của Luật này, ĐHĐCĐ có quyền  xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.

Như vậy, đứng ở góc độ pháp luật, cổ đông nhỏ dù có nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu vẫn có quyền phát biểu tại đại hội.

Tại nhiều Đại hội, với lý do thời gian hạn hẹp, ban điều hành công ty không để cổ đông phát biểu trực tiếp mà gửi câu hỏi lên bàn Chủ tọa. Thế nhưng trong vai trò là một cổ đông nhỏ, bản thân chúng tôi cũng đã không ít lần gửi câu hỏi, song đại hội kết thúc, chẳng biết câu hỏi của chúng tôi đã đi đâu về đâu.

Thiết nghĩ, trong bối cảnh nguồn cung cổ phiếu trên sàn ngày càng dồi dào, khả năng huy động vốn càng ngày càng gian khó, thì hình ảnh của công ty, mà người đứng đầu không ai khác là ban điều hành càng trở nên quan trọng. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư thì việc tuân thủ tốt các quy định công bố thông tin, công khai, minh bạch, có thái độ tôn trọng cổ đông đúng mực là một điều kiện cần mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải hướng đến.

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98