Lập lờ nợ xấu

29/06/2012 17:07
29-06-2012 17:07:03+07:00

Lập lờ nợ xấu

Năm ngoái Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố nợ xấu khoảng 2,4% tổng dư nợ, cuối năm chốt lại hơn 3%. Mấy tháng trước cũng NHNN thông báo nợ xấu ước 3,4%. Rồi sau đó khi trả lời chất vấn Quốc hội, Thống đốc NHNN khẳng định nợ xấu đã tăng từ mức 6% lên 10% tổng dư nợ. Chưa hết. Gần đây công khai các chỉ tiêu liên quan đến tín dụng, cơ quan quản lý ngành ngân hàng lại nói nợ xấu đã tăng từ 3,06% lên 4,14% tính đến thời điểm 30-4-2012.

Những con số khác nhau, công bố ở những thời điểm khác nhau, cho những đối tượng khác nhau và với mục đích khác nhau – mục đích ấy là gì? Liệu có phải là cung cấp một bức tranh thật về nợ xấu ngân hàng hay nhằm biện minh cho thanh khoản? cho lãi suất đầu ra cao trong một thời gian quá dài gây đình trệ sản xuất? cho lợi nhuận ngân hàng có khoảng cách xa với lợi nhuận doanh nghiệp? Tin ở tỷ lệ nào là tùy mỗi người, mỗi góc độ, nhưng mẫu số chung là khối nợ xấu quá lớn, nó tác động mạnh đến nền kinh tế, nên phải tìm cách xử lý ngay bằng một cơ chế ít vướng mắc pháp lý, giảm thiểu tổn thất tối đa. Nó đồng thời đòi hỏi một quyết tâm chính trị ở mức cao để mổ xẻ khối u đã đến giai đoạn nguy cấp bởi nếu chần chừ, hoặc không xử lý, tổn thất có thể nặng hơn nhiều.

Cách đây mười năm Eximbank có khoản nợ xấu khổng lồ so với qui mô thời đó: 1.200 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ 200 tỉ đồng. Một cơ chế tài chính đã được sắp đặt để Eximbank có thể chuyển nhượng tài sản thế chấp (kể cả cổ phiếu của cổ đông), gỡ dần mớ bòng bong. Ở tầm cao hơn, lúc ấy hệ thống ngân hàng có 23.000 tỉ đồng nợ xấu. NHNN lập trình ý tưởng công ty mua bán nợ, nhưng không được Chính phủ chấp thuận. NHNN buộc phải cho phép thành lập các công ty mua bán nợ riêng biệt của từng ngân hàng. Một khoản tiền ngân sách được ứng ra để giải quyết nợ của khối doanh nghiệp quốc doanh, nhưng hai phần ba nợ xấu đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro và bán nợ của tổ chức tín dụng. Kinh nghiệm chỉ ra từ bài học quá khứ này là phải có cơ chế cho các ngân hàng bán nợ.

Để có cơ chế và cơ chế ấy vận hành hiệu quả, cần xác định rõ những thành phần có thể tham gia.

Không dưới một lần NHNN lên tiếng ngoài ngân sách đóng góp một phần nhỏ, nguồn lực chủ yếu xử lý nợ xấu phải đến từ bản thân các ngân hàng, các cổ đông, từ dân doanh, từ vốn nước ngoài. Việc khai sinh một công ty mua bán nợ đủ khả năng xử lý tới 100.000 tỉ đồng nợ xấu bằng vốn nhà nước chưa được Chính phủ bật đèn xanh, nhưng đã thấy manh nha nguy cơ nhóm lợi ích. Công ty có thể mua lại nợ của những ngân hàng cho vay, sau đó bán lại nợ vào một thời điểm thuận lợi để thu hồi vốn cho Nhà nước. Chưa nói mua với giá nào, bán với giá nào, theo phương thức nào, việc mua của ai và bán lại cho ai phải là một quá trình minh bạch, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.

Khai thác nguồn lực dân doanh, chính là nội lực trong dân cho xử lý nợ xấu là lựa chọn đúng và tiềm năng. Thực tế cho thấy nội lực trong dân có ý nghĩa quyết định một khi phát huy đúng mức, nhưng nếu không khéo, nó có thể biến tướng, trở thành những đồng tiền cơ hội trong tay người tung kẻ hứng, như một số trường hợp sống động trong thâu tóm ngân hàng đang khiến giới đầu tư quan tâm.

Khác với những tổ chức chuyên mua bán nợ quốc tế, vốn tự có của pháp nhân hoặc thể nhân mua bán nợ Việt Nam rất thấp. Họ thường sử dụng chút vốn tự có ấy mua một phần nợ, rồi đem thế chấp vào ngân hàng, vay vốn, mua nợ tiếp theo kiểu cuốn chiếu. Về bản chất, nợ ngân hàng lại được mua bằng tiền ngân hàng, chẳng khác nào các sản phẩm phái sinh nảy nở với cấp số nhân. Đòn cân nợ trong mua bán nợ được áp dụng triệt để. Bằng cách này, nợ trên sổ sách ngân hàng có thể sạch bong, nhưng nợ trong nền kinh tế vẫn còn đó, nó luân chuyển dưới những lớp vỏ che đậy dày, đan chéo, khó bóc tách và tiềm ẩn rủi ro đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Bây giờ là những con số cụ thể. NHNN vừa công khai tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng 2,617 triệu tỉ đồng. Khoảng 10% nợ xấu tương đương 261.700 tỉ đồng. So với vốn tự có 414.153 tỉ đồng, nợ xấu thấp hơn. Nghĩa là nếu dùng vốn tự có bù đắp toàn bộ nợ xấu, ngân hàng vẫn chưa phải là con số không, vẫn còn khả năng tồn tại dù thu hẹp đáng kể qui mô.

Tuy nhiên vốn tự có ấy có thật sự là vốn tự có thuần túy, tiền tươi thóc thật? Chắc chắn là không. Để đóng góp vào vốn điều lệ ngân hàng, nhiều cổ đông sử dụng vốn vay chéo giữa các ngân hàng. Cổ phần của ngân hàng A được thế chấp ở ngân hàng B để vay vốn, góp vào ngân hàng A. Tương tự giữa ngân hàng B và C; C và D… Đừng tưởng đòn bẩy tài chính chỉ được áp dụng trong đầu tư chứng khoán. Đòn bẩy đã được xài phổ biến trong đầu tư ngân hàng từ trước chứng khoán rất lâu. Các biến dạng của đòn bẩy ngày càng phức tạp và lan rộng khi ngân hàng bỏ vốn thành lập các công ty con và các công ty này đầu tư trở lại vào những ngân hàng khác, hay công ty trực thuộc ngân hàng khác. Cứ thế dây mơ rễ má chồng chất, không ai biết chính xác vốn tự có thực sự của hệ thống ngân hàng đến mức nào, có đủ bù đắp nợ xấu ? Vì thế, nợ xấu đang dính chùm, đang kết tủa bám chặt vào nền kinh tế.

Hải Lý

tbktsg







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98