Kinh tế vĩ mô tốt lên, vi mô khó khăn nghiêm trọng

31/07/2012 10:27
31-07-2012 10:27:59+07:00

Kinh tế vĩ mô tốt lên, vi mô khó khăn nghiêm trọng

Nếu cố gắng bơm tín dụng vào nền kinh tế trong khi doanh nghiệp hiện không có khả năng hấp thụ vốn thì rất dễ rơi vào tình trạng dư thừa tiền mặt, bùng lên nguy cơ lạm phát.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, việc duy trì lãi suất cho vay 15% sẽ là tính toán khoa học. Còn lãi suất huy động nếu để thấp quá có thể tỷ giá lại bùng lên.

Giằng co nội tệ-ngoại tệ

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, khi NHNN tuyên bố hạ lãi suất xuống 9%/năm thì dư địa để hạ lãi suất chỉ còn khoảng 3%. Đây là dư địa để NHNN có thể giảm lãi suất, trong trường hợp lạm phát còn 5%.

Giả sử, lãi suất sẽ xuống thêm 2%, còn 7%/năm, ông Nghĩa cho rằng, dư địa này còn quá mong manh, gây nhiều mối lo ngại lớn. Còn nếu lãi suất giảm 1%, còn 8%/năm, người dân sẽ chối bỏ nội tệ để quay sang ngoại tệ. Thế nên, theo ông Nghĩa, NHNN cần phải thăm dò, vì trào lưu đó có thể xuất hiện xu hướng tích trữ ngoại tệ.

Điển hình là thời điểm quý IV.2011 và quý I.2012, khi lãi suất huy động ở 14%/năm thì hầu hết các ngân hàng thương mại tận dụng duy trì trạng thái ngoại tệ âm để có nội tệ hưởng lãi suất cao. Nhờ đó mà NHNN thu mua lượng dự trữ ngoại hối lớn trong nửa đầu năm 2012. Khi lãi suất huy động nội tệ giảm dần thì sự hấp dẫn cũng giảm theo. Hiện nay, việc giữ nội tệ và ngoại tệ đang trong xu thế giằng co. Khi lãi suất huy động giảm xuống 9%, nhiều NH chuyển từ trạng thái âm ngoại tệ sang dương ngoại tệ và số lượng này không phải là nhỏ.

“Thời điểm hiện tại rất nhạy cảm về mặt bằng lãi suất, và NHNN cũng phải rất thận trọng. Nếu hạ lãi suất xuống thấp thì rất có thể tâm lý găm giữ ngoại tệ sẽ quay lại, đẩy nội tệ ra thị trường và bùng lên nguy cơ lạm phát”, TS Lê Xuân Nghĩa nói.

Theo đánh giá, năm 2012 là năm đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ. Trước đây Chính phủ cho phép NHNN một hạn mức tín dụng nhất định. Năm nay Chính phủ bỏ quy định về hạn mức cung tiền để NHNN hoàn toàn chủ động điều hành theo lạm phát, mục tiêu để quyết định chuyện tăng cung tiền hay rút tiền về.

Cẩn trọng bơm tiền

Theo các chuyên gia, hiện trạng kinh tế vĩ mô đang tốt dần lên nhưng kinh tế vi mô đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Các doanh nghiệp hiện không có khả năng hấp thụ vốn, do vậy tín dụng không thể tăng trưởng như mong muốn. Nếu cố gắng bơm tín dụng vào nền kinh tế thì rất dễ rơi vào tình trạng dư thừa tiền mặt, bùng lên nguy cơ lạm phát.

Đến nay, dự báo tăng trưởng GDP 2012 và tình hình lạm phát năm 2013 sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng tín dụng của 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, theo phân tích, lạm phát năm 2012 sẽ ở mức quanh 6% là do kinh tế đang rơi vào tình trạng suy kiệt. Nhưng nếu GDP năm nay ở 5,5% hoặc trên mức này thì lạm phát năm tới sẽ tăng. Vì tăng trưởng tín dụng ở mức 17%/năm dàn đều trong 12 tháng thì lạm phát sẽ rất thấp do yếu tố tâm lý ảnh hưởng không mạnh. Nhưng nếu tín dụng chỉ là 12% cả năm nhưng chỉ dàn trong 4 hoặc 6 tháng thì tạo ra cú sốc về cầu, nền kinh tế không hấp thụ hết, lượng tiền mặt dư thừa. Trong thời gian ngắn đẩy tiền nhiều thì người dân sẽ có tâm lý chuẩn bị đối phó với lạm phát, và lạm phát sẽ bị bị đẩy lên.

“Nền kinh tế lúc này chẳng khác nào như người ốm yếu, nếu cố bơm tiền vào cũng không hấp thụ được, dẫn tới dư thừa tiền mặt, như thế lạm phát sẽ xảy ra sớm hơn.

 Nếu 6 tháng cuối năm, tăng tín dụng trung bình 1%/tháng thì tăng trưởng GDP 2012 khoảng 5,1 – 5,2%, và lạm phát của 5 tháng sau khoảng 0,5%/tháng do độ trễ chính sách. Nếu tăng trưởng tín dụng nhích lên 1,5%/tháng thì tăng trưởng GDP khoảng 5,3 – 5,4% trong năm 2012 và lạm phát của 5 tháng sau tăng khoảng 0,5 – 1%/tháng. Do vậy, nếu cố gắng đưa tín dụng ra nền kinh tế với chỉ tiêu đặt ra là 12%, tức là khoảng 2%/tháng thì tăng trưởng chỉ lên 5,5 – 5,6%, nhưng lạm phát sau đó 5 tháng sẽ tăng từ 1 – 2%/tháng. Nguy cơ lạm phát cao trở lại như 2011 là hiện hữu.

Phương Trà

đất việt



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...

UBTVQH xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 44, đợt 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tổ chức đợt 2 của phiên họp thứ 44 từ ngày 22-28/04, tập trung xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.


TIN CHÍNH

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường chứng kiến nhịp hồi phục ấn tượng để khép lại phiên 24/04 tiến lên vùng 1,223.35, tương ứng tăng 12.35 điểm. Kịch bản tương tự cũng diễn ra trên UPCoM để đóng cửa tăng 0.17 điểm lên 91.63. Riêng HNX-Index vẫn giữ sắc đỏ khi giảm 0.38 điểm về 211.07. Các động lực từ mùa ĐHĐCĐ cũng như chốt ngày vận hành KRX góp phần thúc đẩy cho chỉ số.




Hotline: 0908 16 98 98