'Ăn' 6% lãi suất, ngân hàng vẫn chê ít

04/08/2012 08:35
04-08-2012 08:35:55+07:00

'Ăn' 6% lãi suất, ngân hàng vẫn chê ít

Trong khi trần lãi suất huy động chỉ 9%/năm thì 50% dư nợ tại hầu hết các ngân hàng đều có lãi suất từ 15% trở lên. Nhưng nhiều đơn vị vẫn than chênh lệch 6% không nhằm nhò gì với hàng tá chi phí mà ngân hàng đang gánh.

* Ngân hàng đang “xơi” 6% chênh lệch lãi suất?

Đến nay, toàn hệ thống mới chỉ có khoảng 50% các khoản nợ cũ được đưa lãi suất về dưới 15%, số còn lại vẫn 18, 19 và 20%/năm. Nhưng một số ngân hàng (NH) vẫn giở “chiêu” để “ăn” cả lãi suất huy động.

“Chặn” cả hai đầu

Chị Khánh, một khách hàng của NH T., chi nhánh Tân Bình (TP HCM), bức xúc: “Tôi gửi tiết kiệm thường, kỳ hạn 1 tháng từ tháng 1/2012, khi đó lãi suất huy động là 14%, đến nay đã được hơn 6 tháng. Trong sổ tiết kiệm ghi rõ, nếu không đến tất toán, NH sẽ tái tục kỳ hạn cũ. Đến 1/8, tôi đi rút tiết kiệm thì mỗi tháng NH trừ của tôi 0,6% - 0,7% lãi suất”. Nhìn vào phần xác nhận mà NH này gửi, chỉ có tháng đầu tiên (tháng 1), khách hàng được hưởng đúng “trần” 14%/năm, còn từ tháng 2 - tháng 6, lãi suất lần lượt là 13,93%, 12,94%, 11,94%, 11,94% và 8,94%/năm. “Hồi đó, NH có tiết kiệm dự thưởng nhưng tôi không gửi mà gửi tiết kiệm thường để được hưởng nguyên trần lãi suất huy động. Vậy mà NH tùy tiện trừ phần lãi suất mà tôi đáng được nhận!”. Khi chị Khánh nêu thắc mắc này thì được giải thích: “Cái này là trên hệ thống tự cập nhật. Nếu muốn hưởng nguyên lãi suất thì phải đến gửi lại”. Kết cục là chị Khánh đã bị NH “ăn chặn” lãi suất tiền gửi từ 0,6% - 0,7%/năm.

Không riêng NH T. có kiểu “ăn chặn” này, Đất Việt cũng ghi nhận một số trường hợp tương tự ở NH H., A., V. Bà Ngọc, một khách hàng của phòng giao dịch NH A. (Q.Phú Nhuận), cũng tức tưởi: “Tôi gửi tiết kiệm, đã đến hạn rồi nhưng vẫn bị trừ mất mấy ngày không tính lãi suất vì… trùng vào ngày nghỉ của NH. Không biết nói sao với cái kiểu tính lãi suất ngược đời như thế này!”.

Đối với khách hàng đi vay, hiện nay hàng loạt NH đều nâng lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng lên cao, từ 10,5% – 11%/năm. Tại các NH như ACB, Vietcombank, Eximbank, Techcombank… lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng đều chạm mức 11%/năm. Việc nâng lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao với nhiều NH còn là để “neo” lãi suất cho vay ở mức cao. Chị Minh, khách hàng của NH C. nói: “NH này vẫn không giảm lãi suất và giải thích rằng, lãi suất cho vay của tôi sẽ bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng cộng với biên độ 8%/năm. Vì thế, lãi suất vay của tôi vẫn là 19%/năm.” Không chỉ vậy, nhiều NH còn yêu cầu tài khoản vay lúc nào cũng có số dư từ 500.000 đồng trở lên, nếu không sẽ thu phí, mỗi tháng từ 10.000 – 50.000 đồng. Nhưng ngược lại, nếu duy trì mức tiền này trong tài khoản, người vay không hề được tính lãi suất. Với cách làm này, thực tế, một số NH đang tìm mọi cách để “ăn” được càng nhiều càng tốt, cả từ người gửi và người vay tiền.

Lấy ngắn nuôi dài

Tuy làm mọi cách để tăng lợi nhuận, nhưng hàng loạt NH vẫn cảm thấy “ấm ức” khi phải đưa lãi suất nợ cũ về dưới 15%, cho vay ra dưới 15%/năm hiện nay, và cho rằng chênh lệch 6%/năm giữa huy động và cho vay đang khiến họ khó khăn. Tổng giám đốc một NH thanh minh: “Nhiều người tưởng NH huy động 9%, cho vay 15%/năm, chênh lệch được 6%/năm là nhiều lắm. Nhưng không ai biết trong 6%/năm đó, chúng tôi phải bỏ vào dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng chung, chi phí thuê nhà, khấu hao điện nước… Nếu tính kỹ, thì 6% này còn bao nhiêu?”. Khác với lập luận này, TS. Vũ Thành Tự Anh, chương trình kinh tế Fullbirght, cho biết chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay 3%/năm đã là “mức đỉnh” của hàng loạt nền kinh tế trên thế giới. Và theo ông, mức này đã khiến các NH thu được lợi nhuận tối đa nếu có quy trình quản lý, đầu tư chuẩn.

Vậy, vì sao NH vẫn chê 6% chênh lệch lãi suất là ít và tìm mọi lý do để nới rộng con số này? Một chuyên gia kinh tế nhìn nhận: “Việc NH nâng lãi suất cho vay dài hạn lên cao và không chịu rút xuống là phi lý. Vì, trên nguyên tắc cho vay trung, dài hạn, NH đã phải có nguồn vốn dài hạn và đã tiên liệu được trước lãi suất của khoản vay đó. Nên, nếu có điều chỉnh lãi suất cũng chỉ là điều chỉnh một ít, không thể điều chỉnh quá nhiều”.

Cũng theo ông này, những khoản vay từ 2009, 2010 với lãi suất chỉ 13,5%, 14%/năm, trong thời điểm hiện nay NH không thể bắt khách hàng chịu mức 19, 20%/năm. “NH đã lấy huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn và luôn bắt khách hàng phải gánh chịu những khoản chênh lệch do nghiệp vụ kinh doanh liều lĩnh của mình gây ra. Đó là lý do vì sao nhiều NH vẫn không thể giảm thêm lãi suất nợ cũ về dưới 15%/năm, dù huy động đã về 9%/năm cách đây 2 tháng”, vị này phân tích. Ngoài ra, nhiều NH còn thua lỗ do đầu tư vào các lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bộ máy cồng kềnh… “Những thứ này đều dồn lên chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay, dồn lên giá vốn của NH. Kết quả là NH bắt khách hàng chịu, bắt lãi suất cho vay ra phải cao… mới đủ trang trải”.

Hà Phương

đất việt





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hạ tầng chung Ngân hàng mở giúp kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Việc triển khai ngân hàng mở/ open banking sẽ mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.

Vay tiền, trả nợ trước hạn bị làm khó

Những trường hợp khách vay bị trì hoãn thanh lý khoản vay trước hạn có thể là cá biệt, không phải đa số.

Giải pháp nào kiềm chế tỷ giá?

NHNN cũng có thể tiếp tục duy trì giải pháp bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Nhưng rõ ràng điều này sẽ khó có thể duy trì lâu, dựa trên lượng dự trữ ngoại hối...

OCB tham gia sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) đã mang đến sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 những trải nghiệm số ưu việt nhất từ phiên bản OCB OMNI 4.0 và...

Đề xuất điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó, dự thảo dành 1 chương...

TP HCM yêu cầu ngân hàng kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tổ chức thực hiện kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ được ủy quyền; kiểm tra, kiểm soát hoạt động...

Lãi suất hạ nhiệt, người dân bắt cơ hội vay mua nhà, đầu tư kinh doanh

Lãi suất hạ nhiệt, dòng tín dụng được khơi thông cùng chính sách cho vay hấp dẫn từ các ngân hàng đang giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn...

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt...

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng trong dài hạn?

Đầu tháng 5, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bắt đầu tăng trên diện rộng và ở tất cả các kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98