SBS công bố Báo cáo soát xét đặc biệt của Ernst & Young

22/08/2012 16:54
22-08-2012 16:54:07+07:00

SBS công bố Báo cáo soát xét đặc biệt của Ernst & Young

Lỗ lũy kế đến 30/06/2012 của SBS là 1,772 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng. Khoản lỗ này phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011 trước đây. 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) công bố tình hình hoạt động và thực trạng tài chính tính đến thời điểm 30/06/2012 trên cơ sở Báo cáo soát xét đặc biệt của Công ty Kiểm toán Ernst & Young.

1. Thực trạng tài chính

Tính đến 30/06/2012, ghi nhận SBS có 878.4 tỷ đồng số dư tiền và tương đương tiền, tăng 97.73% so với cuối năm 2011. Trong khi đó, tổng tài sản chỉ còn 1,480 tỷ đồng, thay cho con số 3,660.72 tỷ đồng công bố cuối năm 2011.

Nợ phải trả cũng giảm mạnh từ 2,776.5 tỷ xuống còn 1,736 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng, thay vì dương 753 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm.


Tổng lỗ lũy kế đến thời điểm 30/06/2012 là 1,772 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với mức lỗ 764 tỷ đồng hồi cuối năm 2011. Khoản lỗ này phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011.

Nguyên nhân gây lỗ được xác định do cả khách quan và chủ quan. Trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là: nhận định sai lầm về xu hướng phục hồi của thị trường chứng khoán, danh mục đầu tư tài chính được duy trì tương đối lớn trong khi giá cổ phiếu liên tục biến động giảm, cơ chế giám sát yếu kém và sự buông lỏng kiểm soát rủi ro của Ban lãnh đạo SBS trước đây.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, một số cá nhân là cán bộ và nhân viên cũ của SBS có dấu hiệu vi phạm các quy chế, quy định về giao dịch, báo cáo và công bố thông tin. Hiện nay, các vi phạm này đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan.

2. Tình hình hoạt động hiện tại

Hiện tại, SBS vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường.

Khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đến thời điểm 30/6/2012 là 207.6 tỷ đồng và được gửi tại tài khoản chuyên biệt tại Sacombank (STB).

SBS cam kết việc đảm bảo sự tách bạch và an toàn tài sản của tất cả các khách hàng, nhà đầu tư.

3. Các giải pháp khắc phục

Tái cấu trúc nguồn vốn để đảm bảo 2 mục tiêu: (1) Khôi phục vốn điều lệ ở mức cao hơn vốn pháp định cần thiết; và (2) đảm bảo chỉ tiêu vốn khả dụng theo quy định hiện hành.

Việc tái cấu trúc nguồn vốn dự kiến sẽ được thực hiện theo hướng sau:

Bước 1: Chuyển đổi trái phiếu

Đề nghị trái chủ thực hiện việc chuyển đổi 800 tỷ trái phiếu thành vốn cổ phần, theo tỷ lệ 1:1 để tăng cường vốn chủ sở hữu cho Sacombank-SBS;

Bước 2: Giảm vốn và phát hành cổ phiếu mới

Trình xin ý kiến của cổ đông về việc gộp cổ phiếu theo một tỷ lệ thích hợp (dự kiến là 3.8:1) để đưa giá trị thực của cổ phiếu về bằng giá trị sổ sách và phát hành cổ phiếu mới để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn khả dụng.

Dự kiến kế hoạch tái cấu trúc vốn

 

Chuyển đối 800 tỷ

Giảm vốn 3.8:1

Phát hành 257 tỷ

Vốn điều lệ

2,066 tỷ

543 tỷ

800 tỷ

Số lượng cổ phiếu

206 triệu

54.30 triệu

80 triệu

Vốn chủ sở hữu

543 tỷ

543 tỷ

800 tỷ

Lỗ lũy kế

1,772 tỷ

0 đ

0 đ

Tỷ lệ an toàn vốn

Nhỏ hơn 180%

Nhỏ hơn 180%

Lớn hơn 180%

 

Không đủ điều kiện hoạt động bình thường

Đủ điều kiện hoạt động bình thường

Dự kiến lịch trình thực hiện

STT

NỘI DUNG CÔNG ViỆC

THỜI GIAN

1

Chuẩn bị Đề án chi tiết, chốt danh sách cổ đông và lấy ý kiến bằng văn bản về nội dung Đề án tái cấu trúc

Tháng 08-9/2012

2

Kết quả chấp thuận của cổ đông

Tháng 9/2012

3

Trình đề án để UBCKNN phê chuẩn

Tháng 9/2012

4

Kết quả chấp thuận của UBCKNN

Tháng 10/2012

5

Thực hiện thủ tục chuyển đổi trái phiếu, gộp cổ phiếu và phát hành tăng vốn

Tháng 11/2012

6

Công bố và báo cáo kết quả  thực hiện việc tái cấu trúc nguồn vốn

Tháng 11/2012 

Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp tái cấu trúc nguồn vốn, đại diện SBS cho biết, công ty sẽ thực hiện các giải pháp tái cấu trúc về tổ chức, vận hành và định hướng lại hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của đã đề ra. Kế hoạch tái cấu trúc của SBS sẽ được HĐQT và Ban Điều hành xem xét cẩn trọng để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho cổ đông và cho Công ty trong bối cảnh hiện tại.

Với thực trạng tài chính hiện nay, SBS đã thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt và theo quy định hiện hành, công ty có tối đa là 6 tháng để khôi phục các chỉ tiêu an toàn tài chính nhằm đảm bảo trở lại hoạt động bình thường.

Lãnh đạo công ty mong muốn nhận được sự chia sẽ của cổ đông và sự quan tâm hỗ trợ của Cơ quan quản lý Nhà nước để Đề án Tái cấu trúc toàn diện hoạt động của SBS được triển khai thành công. Qua đó có thể tạo nên một giải pháp điển hình cho việc cải thiện bức tranh tài chính của thị trường nói chung và của các công ty niêm yết nói riêng.

“Thiết nghĩ, với bối cảnh thị trường hiện nay, chúng ta nên chấp nhận một công ty chứng khoán có quy mô vốn hóa thấp hơn trước đây nhưng thật sự lành mạnh về tài chính nhằm đạt được mục tiêu: quyền lợi của Cổ đông, Nhà đầu tư được đảm bảo, sự lành mạnh của thị trường tài chính được duy trì và cải thiện hơn”, lãnh đạo của SBS nhấn mạnh.

Thủy Tiên (Vietstock)

ffn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều yếu tố hỗ trợ, lãi ròng quý 1 của Cảng Sài Gòn gấp đôi cùng kỳ

CTCP Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 50 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ, hỗ trợ bởi hoạt động cốt lõi là cung cấp dịch vụ khai...

Chủ tịch Trần Bá Dương: “Hy vọng năm 2025 HNG sẽ có lãi”

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào ngày 04/05/2024, các lãnh đạo của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) đã có những chia sẻ về tình hình đầu...

Vietnam Airlines thoát lỗ

Vietnam Airlines lãi kỷ lục hơn 4,300 tỷ đồng trong quý 1/2024, thoát chuỗi lỗ 16 quý liên tiếp. Trong quý 1, đi kèm với sự hồi phục của thị trường hàng...

Pomina: Lỗ hơn 200 tỷ vì hai nhà máy tạm ngừng, vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư

Thật khó để nhà đầu tư có thể tìm ra một điểm tích cực trong báo cáo tài chính của CTCP Thép Pomina (HOSE: POM): Doanh thu “bốc hơi”, lỗ gộp, chi phí vay tăng mạnh…...

Thực hư việc Vinaconex rút vốn tại dự án Cát Bà Amatina?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinaconex, lãnh đạo Công ty khẳng định vẫn tiếp tục bơm vốn cho Cát Bà Amatina và không rút khỏi dự án này.

HAG lãi 12 quý liên tiếp, tái cơ cấu tài chính để khắc phục chứng khoán bị cảnh báo

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) báo lãi ròng quý 1/2024 đạt 215 tỷ đồng, đánh dấu 12 quý liên tiếp có lãi.

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98