Cổ phiếu sông Đà: Nhìn thôi cũng thấy sợ

25/09/2012 10:05
25-09-2012 10:05:27+07:00

Cổ phiếu sông Đà: Nhìn thôi cũng thấy sợ

Có số lượng niêm yết đông đảo trên thị trường chứng khoán, nhưng cổ phiếu Sông Đà ít thu hút được nhà đầu tư bởi tính thanh khoản thấp và những yếu tố cơ bản kém hấp dẫn.

6 tháng đầu năm, trong tổng số 40 công ty Sông Đà đang niêm yết đã có đến 15 doanh nghiệp thông báo lỗ, 24 doanh nghiệp có lợi nhuận dương song tỷ suất sinh lời lại rất thấp. Riêng SD3 đến thời điểm này vẫn chưa công bố báo cáo quý 2 và 6 tháng đầu năm.

Đụng vào… là lỗ

Với số vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng, dẫn đầu trong số các doanh nghiệp Sông Đà đang niêm yết, nhưng kết quả kinh doanh các quý gần đây của SJS lại gây thất vọng lớn cho nhà đầu tư. Cụ thể, nửa đầu năm nay SJS lỗ ròng hơn 93.34 tỷ đồng, trước đó trong quý 3 và 4 của năm 2011 SJS cũng lỗ 11.5 tỷ và 72.37 tỷ đồng. Theo giải thích của SJS, kết quả kinh doanh lỗ trong nửa đầu năm là do các dự án về bất động sản của công ty chưa đủ điều kiện kinh doanh nên không phát sinh doanh thu, đồng thời phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính, phải thu quá hạn của một số hợp đồng thứ phát tại dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh. Ngoài ra, với những lục đục trong nội bộ công ty từ trước ĐHĐCĐ thường niên 2012 đến nay cũng tác động đáng kể đến giao dịch cổ phiếu SJS trên sàn.

15 doanh nghiệp báo lỗ 6 tháng đầu năm
Đvt: triệu đồng

Nguồn: VietstockFinance


Một doanh nghiệp Sông Đà khác cũng khá nổi tiếng ở phía Bắc là Sông Đà Thăng Long (STL) với nhiều dự án bất động sản tầm cỡ nhưng cũng thông báo lỗ gần 14.3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm theo diễn biến ảm đạm của thị trường. Doanh thu thuần sụt giảm hơn ½ so với cùng kỳ, chỉ đạt 488 tỷ đồng.

Đầu tư Hạ tầng Sông Đà (HNX: SDH) chuyển từ lãi 3 tỷ đồng sang mức lỗ hơn 19 tỷ đồng sau soát xét bán niên 2012 chủ yếu do phải trích lập các khoản công nợ, chi phí ngân hàng, bảo hiểm… Điều này làm cho mức lỗ lũy kế của SDH tăng lên hơn 25 tỷ đồng tính đến 30/06/2012, khoản lỗ này đang ăn dần vào vốn, nên vốn chủ sở hữu đã giảm xuống còn xấp xỉ 195 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp khác trong họ Sông Đà có mức lỗ rất lớn so với nguồn vốn công ty. Cụ thể, SD8 có vốn điều lệ 28 tỷ đồng, nhưng lỗ ròng 6 tháng lên tới 14.3 tỷ đồng, chiếm hơn ½. Do đó, vốn chủ sở hữu của SD8 tính đến 30/06 chỉ còn vỏn vẹn 11.33 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ.

Thống kê cho thấy, 15 doanh nghiệp Sông Đà báo lỗ trong 6 tháng đầu năm với số tiền lên đến 208 tỷ đồng, trong khi có đến 24 doanh nghiệp báo lãi nhưng tổng lợi nhuận chỉ đạt 173.55 tỷ đồng.
Ngoài SD8 thì S27SD7 có mức lỗ chiếm đến tầm 40% vốn điều lệ. Cụ thể, S27 lỗ 6.28 tỷ đồng trong khi có mức vốn 15.7 tỷ đồng còn SDJ lỗ 15.93 tỷ đồng trên tổng vốn 43.44 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất là S27 hiện đang có mức lỗ lũy kế hơn 20 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 2.51 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả của công ty vẫn còn hơn 138 tỷ đồng.

Riêng SDJ, dù lỗ lũy kế hơn 24 tỷ đồng nhưng nhờ một số nguồn quỹ dự trữ cũng như thặng dư vốn cổ phần nên vốn chủ sở hữu vẫn dương 37.35 tỷ đồng đến cuối tháng 6/2012.

Những doanh nghiệp có lãi 6 tháng đầu năm

Đvt: triệu đồng 

 

Nguồn: VietstockFinancce

Không bị thua lỗ nhưng khá nhiều doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ như SDA lãi 141 triệu, chiếm chưa đến 7% lợi nhuận cùng kỳ; SD2 lãi 1.8 tỷ đồng, bằng 17.5%; hay SDD lãi ròng 306 triệu, tương đương 31%. Các trường hợp khác như SKS giảm 62%, SD6 (-48.79%), SJC (-26%) SIC (-23%)…

Nợ nần “ăn” hết lợi nhuận

Nhà đầu tư vẫn có thể tìm được một vài trường hợp ngoại lệ có sự tăng trưởng lợi nhuận, thậm chỉ tăng đột biến như SDP tăng hơn 6 lần cùng kỳ, lên 2.2 tỷ đồng, S99 đạt 3.7 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 7 lần, hay SDE tăng 190% từ 437 triệu lên 1.27 tỷ đồng…
Điểm chung đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sông Đà là nợ chiếm rất cao. Thống kê tổng nợ phải trả của 40 doanh nghiệp Sông Đà tính đến hết tháng 6 là 17,264 tỷ đồng, chiếm 72% so với tổng tài sản 24,031 tỷ đồng.

Điển hình như S27 có tỷ lệ nợ chiếm 102% tổng tài sản, với 138.71 tỷ đồng, STL chiếm 96.36%, với 4,818.6 tỷ đồng, SD8 cũng chiếm đến 96%, với 344.35 tỷ đồng. Các doanh nghiệp khác có tỷ lệ nợ thấp hơn nhưng cũng chiếm trên 80% tổng tài sàn, gồm có MEC, S12, SD4, SD7, SDB…

10 doanh nghiệp sông Đà có   tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao nhất

Đvt: triệu đồng


Mã CK

Tổng tài sản

Nợ phải trả

Tỷ lệ nợ

S27

                  136,241

              138,751

101.84%

STL

               5,000,833

           4,818,623

96.36%

SD8

                  358,481

              344,352

96.06%

SDJ

                  238,738

              201,392

84.36%

S12

                  396,513

              332,895

83.96%

SD4

                  686,994

              567,996

82.68%

MEC

                  854,847

              702,955

82.23%

SD7

               2,461,736

           2,014,471

81.83%

SDB

                  468,116

              381,854

81.57%

S96

                  431,787

              344,847

79.87%

Nguồn: VietstockFinancce

Với tỷ lệ cao như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của các doanh nghiệp Sông Đà chủ yếu vào nợ thay cho nguồn vốn tự có. Do vậy, dễ hiểu vì sao tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp này đều đạt rất thấp. Ngoại trừ những công ty lỗ, các công ty còn lại có ROA 6 tháng đạt chưa đến 2%. Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp có ROA chưa đến 1% như SDA (0.04%), SDU (0.05%), SDD (0.13%), SDP (0.32%), SD2 (0.24%), SD4 (0.53%)…

Các biệt một vài doanh nghiệp đạt tỷ suất trên 2% như SJC đạt 5.9 tỷ đồng, tương đương 2.24%, S74 đạt 9.16 tỷ đồng, ứng với 2.74%, hay SNGSTP lần lượt đạt 3.49% và 4.08%, tương ứng với lãi ròng 14 tỷ đồng và 8.08 tỷ đồng…

Cổ phiếu thành “hàng lỏm”

Tính trong 3 tháng trở lại đây, cổ phiếu SJS đã giảm hơn 30% giá trị, hiện giao dịch quanh mức 25,000 đồng/cp, thanh khoản bình quân chỉ đạt vài chục ngàn đơn vị/phiên.

Cổ phiếu STL sau khi vươn lên xấp xỉ 14,000 đồng hồi tháng 5 đã quay đầu đi xuống mạnh và hiện chỉ còn giao dịch quanh mức 4,000 đồng/cp với giá trị rấp thấp từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên.

Giá cổ phiếu SD8 trên sàn chỉ có 2,000 đồng/cp. 10 phiên trở lại đây, cổ phiếu này giảm sàn nhưng có rất ít giao dịch mua. Thống kê trong vòng 1 năm, SD8 giảm đến gần 66% từ mức 5,800 đồng/cp. SD8 từng có lúc đạt mức giá cao nhất là 7,000 đồng/cp vào ngày 15/11/2011.

Cổ phiếu S27 gần như không có giao dịch tính từ đầu tháng 8 đến nay. Trong vòng 2 tháng, S27 chỉ có 2,200 cp được chuyển nhượng và hiện giá cổ phiếu này còn 2,200 đồng/cp và đang đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc, tương tự với trường hợp của ACG.

Trường hợp của SDJ cũng không tránh khỏi tình cảnh ảm đạm khi vài tháng trở lại đây liên tục không có giao dịch. Giá cổ phiếu biến động theo hướng đi xuống. Đặc biệt, 5 phiên gần nhất, SDJ giảm kịch sàn từ 3,500 đồng xuống chỉ còn 2,600 đồng/cp, nhưng giao dịch chỉ vỏn vẹn vài trăm đơn vị/phiên.

Viết Vinh (Vietstock)

Ffn

--------------------------------------------------

Đọc thêm:

* Cổ phiếu cao su thiên nhiên: Buồn lòng vì giá

* Doanh nghiệp ngành điện “thắng” lớn

* Lệch pha lợi nhuận doanh nghiệp dược

* Cổ phiếu Than - Khoáng sản: Sắc xám lợi nhuận!

* Điểm mặt những ngành nghề lỗ nặng nhất trên sàn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (20)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...

HNG lỗ ròng 47 tỷ đồng trong quý 1

Do kinh doanh dưới giá vốn, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) lỗ ròng hơn 47 tỷ đồng trong quý 1/2024. Lỗ lũy kế gần 8,150 tỷ đồng.

ITA, TDH cùng 2 doanh nghiệp khác bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan do nợ thuế

Ngày 02/05/2024, Chi cục Hải quan Quản lý Hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TPHCM đã thông qua quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng...

PTB báo lãi quý 1 tăng 40%, cổ phiếu lập đỉnh gần 2 năm

Các cổ đông của CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) được dịp cười tươi khi Công ty kinh doanh thuận lợi và tạo động lực để giá cổ phiếu thăng hoa.

Bidiphar (DBD): Kế hoạch doanh thu 2,000 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 20%

Năm 2024, Bidiphar lên kế hoạch doanh thu chạm mốc 2,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tương đương thực hiện 2023, là 320 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức tối thiểu 20%.

Nhân sự tăng gấp đôi trong quý 1, Taseco Land dự kiến khởi công loạt dự án năm 2024

Năm nay, Taseco Land lên kế hoạch khởi công 4 dự án mới gồm khu công nghiệp Taseco Đồng Văn 3 vào tháng 6, tổ hợp thương mại dịch vụ hỗn hợp Nam Thái vào quý 2...

Thuduc House tiếp tục lỗ trong quý 1, nhận 2 quyết định cưỡng chế do nợ thuế gần 92 tỷ 

Không chỉ lỗ trong quý 1/2024, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) khó khăn chồng chất khi nhận 2 quyết định cưỡng chế từ Cục thuế TPHCM và Cục Hải quan TPHCM.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98