Kích thích kinh tế: Chứng khoán, vàng phản ứng thế nào?

13/09/2012 10:48
13-09-2012 10:48:50+07:00

Kích thích kinh tế: Chứng khoán, vàng phản ứng thế nào?

Tòa án Hiến pháp Đức thông qua Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), Fed cân nhắc áp dụng QE3, Anh, Trung Quốc và Hàn Quốc liên tục kích thích kinh tế… Liệu các kênh đầu tư chứng khoán, vàng, dầu thô sẽ phản ứng như thế nào?

* Thế giới đồng loạt hạ lãi suất: Tăng trưởng kinh tế sẽ sớm trở lại?

* Nới lỏng định lượng lần 3 (QE3): Có hay không?

Đã sẵn sàng để tiếp tục “giải cứu” nền kinh tế

Dường như ba năm phục hồi nhẹ vẫn chưa đủ mạnh để kéo nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi bóng đen suy thoái. Khủng hoảng nợ công châu Âu, tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế Mỹ và sự giảm tốc của khu vực châu Á đã tạo nên một bức tranh khá nhạt nhòa về triển vọng kinh tế thế giới.

Gần đây, các nền kinh tế lớn đã phát đi tín hiệu thực hiện các gói kích thích để vực dậy đà tăng trưởng kinh tế.

Châu Âu: Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố sẽ thực thi chương trình mua trái phiếu mới trên thị trường thứ cấp (Monetary Outright Transactions – MOT) với các điều kiện nghiêm ngặt.

Như vậy, ECB đã chính thức thể hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” đối với các Chính phủ gặp khó khăn. Động thái này sẽ tác động tích cực đến lợi suất trái phiếu, cũng như hỗ trợ thanh khoản cho việc tái cơ cấu tình hình tài chính của các quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn.

Ngày 12/09, Tòa án Hiến pháp Đức (GCC) cũng đã đồng ý Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), với điều kiện bất kỳ khoản đóng góp nào của Đức cho ESM vượt quá 190 tỷ EUR (244.77 tỷ USD) cần phải được Hạ viện nước này thông qua trước; và dự kiến Đức sẽ đóng góp 27% nguồn vốn cho ESM.

Với quy mô 500 tỷ EUR, ESM là nền tảng cho “bức tường lửa” tài chính khu vực trị giá 700 tỷ EUR (896 tỷ USD) nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng trong Eurozone. Đây sẽ là cơ sở cho sự tồn tại của khu vực đồng tiền chung EUR trong thời gian tới.

Mỹ: Trong bài phát biểu trước các thống đốc ngân hàng trung ương và chuyên gia kinh tế tại Jackson Hole (Wyoming), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho rằng sự trì trệ của thị trường lao động Mỹ là một vấn đề đáng lo ngại và Fed sẵn sàng sử dụng thêm các biện pháp nới lỏng định lượng (QE) nếu cần thiết.

Dự kiến trong vài ngày tới, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ nhóm họp và quyết định liệu có cần thiết mở rộng gói kích thích kinh tế kỷ lục của Fed để thúc đẩy tăng trưởng.

Anh và Châu Á: Thực tế cho thấy, ECB và Fed không phải là những NHTW duy nhất sẵn sàng hay có dự định kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Anh đã tham gia vào việc mua tài sản trong nỗ lực giúp nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái kép.

Mới đây, NHTW Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã tung ra các gói kích thích kinh tế trị giá lần lượt 2% và 1% GDP nhằm chống lại đà giảm tốc tăng trưởng.

Trung Quốc thông qua kế hoạch chi 1,000 tỷ NDT (158 tỷ USD), tương đương 2% GDP, để xây dựng 25 dự án đường sắt đô thị, 13 đường cao tốc, 7 đường thủy giao thông và 9 nhà máy xử lý nước thải. Số tiền trên sẽ được giải ngân trong vài năm, nhằm giúp cải thiện tình trạng tăng trưởng đang ì ạch. Giới chuyên gia cho rằng các biện pháp lần này của Trung Quốc là “đáng tin” hơn so với các tuyên bố trước đây.

Trong khi đó, Hàn Quốc cũng công bố thêm gói kích thích 5.9 nghìn tỷ Won (5.25 tỷ USD) triển khai cho năm 2012 và 2013, dưới dạng giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế giao dịch mua nhà hoặc xe và các chương trình phúc lợi xã hội. Trước đó, vào tháng 6 vừa qua, chương trình kích thích trị giá 8.5 ngàn tỷ Won đã được thông qua nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm.

Chứng khoán, vàng, dầu thô phản ứng như thế nào?

Kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế trên phạm vi toàn cầu, các kênh đầu tư đã có sự tăng trưởng khá tốt. Hiện chỉ số các thị trường chứng khoán chủ chốt trên thế giới đều đã tiến gần đến mức cao nhất trong vòng 52 tuần qua.

Giá dầu thô và giá vàng cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn hai tháng trở lại đây, và cũng tiến gần đến mức cao nhất trong vòng 52 tuần.

Thông tin mới nhất về quyết định của Tòa án Hiến pháp Đức cũng đã đẩy thị trường chứng khoán, vàng, dầu và đồng EUR đồng loạt tăng mạnh.

Chương trình nới lỏng định lượng (QE) và các kênh đầu tư

Với vai trò là nền kinh tế lớn nhất thế giới, các chính sách của Mỹ (đặc biệt là các chính sách tiền tệ của Fed) tác động trực tiếp đến biến động của các kênh đầu tư.

Biểu đồ bên dưới cho thấy giá vàng thế giới và chỉ số S&P 500 đã tăng vọt từ cuối năm 2008 đến nay.

Tuy nhiên, phản ứng của mỗi kênh đầu tư có sự khác nhau trong từng thời điểm cụ thể. Kênh đầu tư chứng khoán khá nhạy trước các chính sách nới lỏng của Fed, và bằng chứng là tốc độ bứt phá của chỉ số S&P 500 trong cả 3 giai đoạn áp dụng QE1, QE2 và QE2.5.

Trong khi đó, giá vàng thế giới chỉ bật tăng mạnh trong giai đoạn áp dụng gói QE1 và QE2, nhưng đảo chiều đi xuống sau khi vọt lên mức giá “khủng” ở giai đoạn đầu của gói QE2.5. Dường như gói kích thích QE2.5 không đủ mạnh như kỳ vọng khiến giá vàng “hụt hơi” trong giai đoạn này.

Hiện các kênh đầu tư vàng và chứng khoán đã tăng tốc trở lại để đón đầu phản ứng của Fed. Như vậy, nếu một gói kích thích đủ mạnh như QE1, QE2 được tung ra thì sẽ là chất xúc tác đẩy mạnh đà tăng của các kênh đầu tư; ngược lại một gói kích thích mang tính chất “cầm cự” sẽ không phải là tin tốt, đặc biệt là đối với diễn biến của giá vàng.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BWE - Khả năng giảm giá vẫn còn

CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) là doanh nghiệp lớn trong ngành cấp nước. Với doanh thu ổn định và các thương vụ M&A ngàn tỷ đồng từ "ông lớn" nước...

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98