Lạm phát năm 2012 không còn đáng e ngại?

24/10/2012 18:30
24-10-2012 18:30:00+07:00

Lạm phát năm 2012 không còn đáng e ngại?

Tổng hợp chung các tác động trái chiều, đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng cuối năm 2012 là không đáng lo ngại.

* CPI tháng 9 đột biến và áp lực nào cho điều hành chính sách?

* “CPI tháng 10 tăng 0,81%”

CPI tháng 10 tăng trong “tầm tay”!

Biến động mạnh trong chu kỳ hình sin ngắn ngày của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã gây nhiều e ngại về diễn biến lạm phát trong những tháng cuối năm, đặc biệt là sau cú tăng đột biến 2.2% trong tháng 9 vừa qua.

Tuy vậy, áp lực này đã tạm lắng xuống sau khi số liệu CPI tháng 10 ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM được công bố tăng lần lượt 0.37% và 0.4% so với tháng 9.

Tổng cục Thống kê cũng vừa công bố CPI tháng 10 cả nước tăng 0.85% so với tháng 9, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6.02% so với cuối năm 2011. Mức tăng này nằm trong dự báo của giới chuyên gia.

Bóc tách mức độ ảnh hưởng cho thấy, chỉ riêng 4 nhóm hàng Thuốc và dịch vụ y tế, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Giáo dục, Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD đã làm tăng 0.67% chỉ số giá chung, so với mức tăng 0.85% của toàn rổ hàng hóa, như bảng thống kê bên dưới.

Tuy nhiên, so với tháng 9 thì chỉ số giá hạ nhiệt đáng kể ở các nhóm hàng (1), (3) và (4), và là nguyên nhân chính giải thích mức độ tăng vừa phải của CPI tháng 10. Việc Chính phủ chưa cho phép điều chỉnh tăng giá bán điện trong tháng 10 cũng “đóng góp” nhất định vào mức tăng vừa phải của CPI tháng này.

Ngược lại, nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh 0.29% sau nhiều tháng liên tục giảm giá hoặc đứng yên, và đóng góp 0.12% vào mức tăng chung của chỉ số CPI tháng 10.

Đà tăng của chỉ số giá có đáng lo ngại?

Mặc dù không tăng mạnh như tháng trước, nhưng đà đi lên của chỉ số giá tiêu dùng trong hai tháng qua cũng khiến nhiều người nghi ngại về chu kỳ tăng mạnh của chỉ số này, như đã từng diễn ra trong nửa cuối năm 2009 theo biểu đồ bên dưới. Liệu điều này có xảy ra?

Không giống như năm 2009, chính sách vĩ mô cuối năm 2012 tuy vẫn được duy trì “nới lỏng” để hỗ trợ tăng trưởng nhưng lại đặt trong mối tương quan chặt chẽ với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Hơn nữa, khả năng hấp thụ yếu hiện nay của nền kinh tế sẽ giảm bớt đáng kể mức độ ảnh hưởng của chính sách lên chỉ số giá tiêu dùng, nếu so với cùng kỳ năm 2009.

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% trong cả hai năm 2012 và 2013.

Bên cạnh đó, đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng chủ yếu do các yếu tố như mùa tựu trường, đợt điều chỉnh mặt bằng giá dịch vụ y tế, hay biến động của giá xăng dầu thế giới…

Hiện rủi ro lớn nhất lớn nhất đối với diễn biến lạm phát những tháng cuối năm là biến động của giá cả lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của mùa mưa bão, cũng như biến động khó lường của giá xăng dầu thế giới…

Tổng hợp chung các tác động trái chiều, đà tăng của chỉ số giá trong những tháng cuối năm 2012 là không đáng lo ngại. Nếu chỉ số giá hai tháng cuối năm giữ mức tăng trung bình 1 – 1.5%, thì CPI cả năm 2012 chỉ dao động trong khoảng 7.6 – 8.2%.

Hoàng Vũ (Vietstock)

FFN







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98