Kinh tế Vĩ mô Tuần 19 - 23/11: “Giải cứu” nợ xấu = Cải cách doanh nghiệp nhà nước?

18/11/2012 14:47
18-11-2012 14:47:24+07:00

Kinh tế Vĩ mô Tuần 19 - 23/11: “Giải cứu” nợ xấu = Cải cách doanh nghiệp nhà nước?

Nợ xấu ở nhóm NHTM nhà nước sẽ có phần “đóng góp” không nhỏ của các DNNN. Vì vậy, việc “giải cứu” không thể nào tách rời khỏi công việc tái cấu trúc khối DNNN.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

“Giải cứu” nợ xấu = Cải cách doanh nghiệp nhà nước?

Vốn được xem là thành phần chủ đạo, đóng vai trò “đầu tàu” kéo nền kinh tế phát triển, các DNNN luôn được nhận ưu ái tiếp cận nguồn vốn. Trong hai năm 2010 và 2011, các DNNN luôn chiếm 38% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng chỉ đóng góp vào 34% GDP cả nước trong năm 2010 (tương đương 35.3 tỷ USD). Bên cạnh đó, một số hệ lụy từ các tập đoàn Vinashin và Vinalines vẫn đang gây ảnh hưởng đến đà hồi phục của nền kinh tế.

Hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể về số nợ xấu của các DNNN trong số 250,000 tỷ đồng nợ xấu (chiếm 8.82% tổng mức tín dụng của nền kinh tế); nhưng ắt hẳn sẽ là con số không nhỏ. Một số thống kê dưới đây sẽ đưa ra một góc nhìn tổng quan về tình hình vay mượn và nợ xấu của các DNNN.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ước chừng 1,292,400 tỷ đồng, tăng 18.9% so với năm 2010. So với vốn chủ sở hữu, tổng số nợ phải trả này cao gấp 1.77 lần, và cao hơn con số 1.67 ở cùng kỳ năm trước.

Một thống kê khác cũng của Bộ Tài chính cho biết, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các DNNN lớn vào khoảng 415,347 tỷ đồng, chiếm khoảng 16.9% tổng dư nợ toàn hệ thống và chiếm hơn 30% so với tổng số nợ phải trả của các DNNN vào cuối năm 2011. Hay nói cách khác, vốn hoạt động của các DNNN phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng.

Bảng thống kê trên cho thấy, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế nhà nước đã chiếm hơn 50% tổng vốn vay ngân hàng của tất cả các doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có các tập đoàn PetroVietnam, EVN, Vinacomin, Vinashin.

Nguồn vốn vay của các DNNN thường chủ yếu đến từ các NHTM nhà nước nhờ được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn. Do đó, phần nợ xấu 125,800 tỷ đồng ở nhóm ngân hàng này sẽ có phần “đóng góp” không nhỏ của các DNNN (bảng thống kê bên dưới). Vì vậy, việc “giải cứu” không thể nào tách rời khỏi công việc tái cấu trúc khối DNNN.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến 30/09/2012, nợ xấu theo báo cáo của các TCTD ở mức 4.93%, còn theo đánh giá của NHNN thì ở khoảng 8.82%. Song song đó, đã có khoảng 252,000 tỷ đồng được cơ cấu lại cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời (theo Quyết định 780 của NHNN). 

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI NỔI BẬT 

• Báo cáo kinh tế cập nhật của Ngân hàng ANZ dự báo tăng trưởng GDP trong quý 4/2012 của Việt Nam có thể đạt mức 5.9%.

Trong năm 2013, dự báo tăng trưởng GDP ở mức cao hơn 5.6%; nhưng lạm phát cũng tăng cao lên mức 9.3%, và cao hơn so với mục tiêu 8% của Chính phủ.

• Chiều ngày 10/11, Quốc hội đã thông qua một số chỉ tiêu về ngân sách nhà nước năm 2013, điều chỉnh lương tối thiểu, phát hành trái phiếu chính phủ, như sau:

(1) Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, tổng số thu cân đối là 816,000 tỷ đồng và tổng số chi cân đối là 978,000 tỷ đồng. Theo đó, mức bội chi ngân sách nhà nước cả năm là 162,000 tỷ đồng, tương đương 4.8% GDP.

(2) Điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 1.05 triệu đồng/tháng lên 1.15 triệu đồng/tháng, và điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tỷ lệ tăng lương tối thiểu thực hiện từ ngày 01/07/2013.

(3) Phát hành không quá 60,000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ trong năm 2013; đồng thời thu hồi số vốn trái phiếu chính phủ đã ứng trước của năm 2013.

• Ngày 15/11, Quốc hội cũng thông qua nội dung phân bổ ngân sách trung ương năm 2013, như sau:

(1) Tổng thu cân đối ngân sách Trung ương là 519,836 tỷ đồng, và tổng chi cân đối ngân sách Trung ương là 681,836 tỷ đồng.

(2) Tình hình phân bổ ngân sách ở một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:

 - Tập đoàn Dầu khí (PVN) được bố trí 1,600 tỷ đồng.

- Tập đoàn Điện lực (EVN) được bố trí 238 tỷ đồng để đưa điện về thôn, bản, nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo.

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) được bố trí 25.2 tỷ đồng nhằm thực hiện dịch vụ viễn thông công ích.

- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được bố trí 1,824.5 tỷ đồng.

- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được bố trí 17 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao, đặt hàng.   

• NHNN cho biết 5 tổ chức được cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây là Ngân hàng ACB, Công ty vàng Ngân hàng Phương Nam, Công ty vàng Ngân hàng Sacombank, Công ty vàng Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty PNJ đã bàn giao khuôn đúc cho NHNN TPHCM niêm phong quản lý.

• Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10/2012, tổng số tiền thuế doanh nghiệp được miễn, giảm, gia hạn là gần 17,375 tỉ đồng.

• Ngày 16/11, Standard & Poor's (S&P) công bố xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ dài hạn lần đầu đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập nhẩu Việt Nam – Eximbank (HOSE: EIB) ở mức “B+” với triển vọng “ổn định”.

Trong khi đó, xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ ngắn hạn của EIB được S&P đánh giá ở mức “B”. Ngoài ra, tổ chức này còn đánh giá xếp hạng tình trạng tín dụng độc lập (SACP) của EIB ở mức “b+”.

• Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể phát động một chương trình kích thích mới thông qua hình thức mua trái phiếu vào đầu năm 2013, để bù đắp cho khoản thiếu hụt khi chương trình hoán đổi trái phiếu (Operation Twist) hết hạn vào cuối năm nay.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

FFN



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98