‘Kinh tế Việt Nam cần một liều thuốc niềm tin’

04/12/2012 16:22
04-12-2012 16:22:41+07:00

‘Kinh tế Việt Nam cần một liều thuốc niềm tin’

Tồn kho, nợ xấu, khó vay vốn ngân hàng đang là những từ thường dùng để nói về khó khăn của doanh nghiệp. Nhưng theo giới chuyên gia và chính các doanh nhân, rủi ro lớn nhất lại nằm ở hai chữ niềm tin.

Cuối tuần trước, hội thảo quốc tế lớn về dự báo và chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của Tiến sĩ Patrick Dixon, người được biết đến như một trong những “bộ óc” quản trị hàng đầu thế giới. Trước hơn 300 trăm doanh nghiệp, nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam, phần trình bày của tiến sĩ Dixon được ví như “một làn gió lạc quan, thổi vào bầu không khí u ám” của nền kính tế. Chưa nghiên cứu sâu về Việt Nam, nhưng với cái nhìn của nhà tương lai học hàng đầu, vị chuyên gia này đã chỉ ra một loạt cơ hội từ những thách thức mà Chính phủ và doanh nghiệp đang gặp phải.

Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng Việt Nam đang có nhiều cơ hội ngay trong khủng hoảng.

Chuyên gia này không xem nặng việc GDP, thu nhập đầu người tăng chậm, chuyện doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà”. Bởi theo ông bản thân trong những thách thức đó đã ẩn chứa nhiều cơ hội, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia mạnh hơn về nguồn lực, uy tín nhưng không thân thuộc thị trường và không có khả năng quyết định nhanh như các doanh nghiệp nội địa.

Tiến sĩ Dixon cũng nhận định rằng nhìn từ bên ngoài, Việt Nam vẫn là một câu chuyện đáng ngưỡng mộ với thành tích tăng xuất khẩu tới 24,2% trong năm qua, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 7,6%, Indonesia và Philippines là 6,9 và 5,2% trong khi Thái Lan giảm 3,9%.

Tuy nhiên, từ những gì mắt thấy, tai nghe, chuyên gia kinh tế này nhận định rằng tại Việt Nam hiện nay, người ta đang nói quá nhiều về suy thoái. Cộng với một số chính sách chưa thật sự nhất quán đã khiến nhiều doanh nghiệp và người dân trở nên thiếu niềm tin vào nền kinh tế. “Việt Nam đang trong giai đoạn rất dễ mất lòng tin. Khi tôi ra thị trường, cảm nhận này là rất lớn”, Tiến sĩ Dixon phát biểu.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong năm 2012 chỉ đạt 33%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 47% của năm 2011 và trung bình trên 70% của những năm trước.

Thất vọng ở kết quả kinh doanh hiện tại, theo vị chuyên gia này đã khiến nhiều doanh nghiệp, kể cả trong nước lẫn khu vực FDI mất niềm tin cũng như mong muốn mở rộng đầu tư trong tương lai, dù đang là những công ty rất có tiềm năng. Trong khi đó, do lo lắng về triển vọng kinh tế sẽ có chiều hướng xấu hơn, người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, vì thế càng gây khó cho doanh nghiệp.

Ngay sau hội thảo này, vấn đề niềm tin lại một lần nữa được đặt ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 3/12. Theo ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, bên cạnh những âu lo về thị trường, quan ngại của doanh nghiệp còn đến từ những chính sách của cơ quan quản lý.

“Trước bối cảnh suy thoái, nhiều chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ cũng như những “gói giải cứu” đã được tuyên bố, nhưng không đủ liều”, đại diện này nhận định. Đặt câu hỏi về việc doanh nghiệp đang cần gì nhất tại thời điểm này, nhiều đại biểu cho rằng đó là việc lấy lại niềm tin. “Niềm tin chỉ có thể đến từ sự minh bạch, nhất quán và kịp thời chính sách. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự kịp thời là rất quan trọng bởi với độ trễ trong thực thi, nhiều doanh nghiệp đã không còn tồn tại đề chờ chính sách thay đổi”, ông Trần Anh Vương lưu ý.

Tại diễn đàn VBF, đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho rằng quá trình gây dựng lại niềm tin nên được bắt đầu từ chính cơ quan quản lý với những quyết định nhất quán và mau lẹ, tập trung cho các nhiệm vụ dài hơi như tái cơ cấu nền kinh tế, thay vì chỉ tập trung tháo gỡ các khó khăn trước mắt, thông qua chính sách tiền tệ hay tài khóa.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần được vực dậy niềm tin.

Cũng có chung quan điểm này, Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng phần lớn các chính phủ thường có xu hướng đánh giá thấp quy mô cũng như tác động của các cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu, nhưng lại phản ứng thái quá khi các vấn đề bắt đầu lan rộng. Chính những bất cập này, trong nhiều trường hợp, đã tác động xấu đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. “Với trường hợp của Việt Nam, tôi tin nếu các nhà quản lý có thể cải thiện hơn nữa việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào nền kinh tế, các bạn có thể vượt qua khúc quanh này”, nhà tương lai học này nhận định.

Ở góc độ vi mô, Tiến sĩ Dixon cho rằng đây là thời điểm mà các chủ doanh nghiệp phải tự lấy lại niềm tin và tìm ra cơ hội: “Kinh doanh, dù thề nào đi nữa vẫn là dựa trên lòng tin. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải hiện thực hóa các cam kết của mình. Do đó, bạn chỉ được phép bán chính những gì mà bạn tin tưởng”, chuyên gia này phân tích.

“Việt còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Những khách sạn chưa kín chỗ, sân bay dư công suất. Đừng nhìn đó là bi kịch, đó là cơ hội cho du lịch. Việt Nam cũng ở cạnh Trung Quốc, một xã hội đang giàu lên và có nhu cầu rất cao về tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ…", Tiến sĩ Dixon lấy ví dụ.

"Tôi nghĩ điều quan trọng với các bạn lúc này là một liều thuốc niềm tin", ông nói thêm.

Nhật Minh

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98