HSBC: Khả năng hồi phục của nền kinh tế đang trở lại

04/12/2012 16:06
04-12-2012 16:06:44+07:00

HSBC: Khả năng hồi phục của nền kinh tế đang trở lại

Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô và thị trường tháng 12 do Ngân hàng HSBC thực hiện đã đưa ra các nhìn khá tích cực đối với kinh tế Việt Nam sau 11 tháng “vật lộn” với vô vàng những khó khăn.

Khả năng phục hồi quay trở lại

Mở đầu báo cáo, HSBC viết: “Nhìn thoáng qua, Việt Nam trong năm 2012 có vẻ là một đất nước hoàn toàn khác so với năm 2011 khi để ý đến một vài con số thống kê như: cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đang thặng dư (trong khi năm 2011 là thâm hụt 9.8 tỷ USD), lạm phát đã giảm xuống còn một con số (năm 2011 lạm phát trung bình là 18.6%) và đồng nội tệ tăng nhẹ so với đồng đô la Mỹ 0.8% (năm 2011 đồng nội tệ giảm giá 7.9%). Đây thực sự là một sự thay đổi lớn, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011 tình hình lạm phát cao và đồng nội tệ bị mất giá đã khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng quản lý nền kinh tế của Chính phủ. Một quyết định đầy khó khăn nhưng đáng khen ngợi là đặt sự ổn định kinh tế vĩ mô lên trên tăng trưởng có thể kiềm chế GDP chậm lại còn 5% so với mức 5.9% trong năm 2011. Chúng tôi tin rằng điều này là cần thiết để làm kiểm soát một nền kinh tế quá nóng”.

Kết quả của những nỗ lực đó là chỉ số PMI tháng 11 lần đầu tiên vượt mốc 50 điểm trong 14 tháng đã cho thấy sự phục hồi khi những chính sách giảm giá cùng với việc làm dịu áp lực giá cả đã làm lợi nhuận và đơn đặt hàng tăng lên dẫn đến sản lượng tăng cao nhất so với thời điểm khảo sát bắt đầu được thực hiện.

Theo HSBC, có hai sự phát triển tích cực đáng khen ngợi là việc làm tăng tháng thứ hai liên tiếp cũng như sự gia tăng đáng kể về sản lượng và đơn đặt hàng mới mặc dù nhu cầu từ nước ngoài vẫn còn tiếp tục giảm.

Trong đó, điều đáng lưu ý nhất về chỉ số PMI kỳ này việc làm tiếp tục tăng và sự sụt giảm trong giá cả đầu vào. Việc làm là một trong những điều kiện kinh doanh quan trọng trong hiện tại cũng như kỳ vọng về nhu cầu trong tương lai của các nhà quản lý. Việc làm tăng hai tháng liên tiếp là dấu hiệu tăng quan trọng nhất trong năm, không chỉ phản ánh những kế hoạch tăng trưởng đang áp dụng mà còn nhu cầu kinh doanh mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp mới. Điều này có nghĩa là các nhà quản lý sản xuất lạc quan hơn về tình hình kinh tế trong tương lai.

Và điều quan trọng là năng lực trong lĩnh vực sản xuất vẫn còn chưa được sử dụng hết. Khuynh hướng sắp tới trong khi tốc độ đang được cải tiến, số lượng công việc tồn đọng chưa được giải quyết vẫn tiếp tục giảm – điều đó cho thấy tình trạng sản xuất tại Việt Nam vẫn còn dưới khả năng. Tồn kho hàng hoá thành phẩm cũng đang giảm. Trong khi lượng đơn đặt hàng mới đang ngày càng tốt hơn dự kiến thì những nhà sản xuất vẫn nên thận trọng và tiếp tục sử dụng hợp lý hoá lượng hàng tồn kho.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, vẫn còn khá sớm để vui mừng với việc PMI trên 50 điểm vì con số này thể hiện kết quả của chính sách giảm giá của các nhà sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nội địa. Lạm phát được nới lỏng đã giúp các nhà sản xuất có thêm cơ hội giảm giá xuất xưởng.

Lạm phạt toàn phần 2013 có thể tăng cao

Đánh giá về lạm phát của Việt Nam, HSBC cho rằng, nửa đầu năm 2013, Việt Nam sẽ đối mặt với tình hình lạm phát không mấy thuận lợi, đặc biệt là từ tháng 2 đến tháng 7. Điều này có nghĩa rằng lạm phát toàn phần năm 2013 có thể tăng cao hơn mức dự kiến trung bình 11% nếu như giá dầu tăng, một tác động bất lợi ảnh hưởng đến việc cung thực phẩm cả trong nội địa lẫn toàn cầu hay nhu cầu nội địa phục hồi cao hơn mong đợi. Hiện tại, nhu cầu nội địa vẫn còn trì trệ mặc dù có một sự phục hồi nhẹ từ năm 2012 sẽ tiếp tục giữ lạm phát toàn phần có thể kiểm soát trong năm 2013.

Tuy nhiên, HSBC cho rằng, Chính phủ vẫn đang đối mặt với câu hỏi khó là làm sao Việt Nam sẽ tạo ra một bộ máy kinh tế nhẹ nhàng hơn (ví dụ giải quyết vấn đề nợ, tăng hiệu quả của đầu tư công cũng như xây dựng một kế hoạch cụ thể để phát triển trong kỷ nguyên mới) vẫn là một bài toán chưa thể trả lời. Người Việt Nam rất linh hoạt trong các chiến lược kinh doanh để sản sinh ra những nhu cầu mới, và nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia tiếp tục hỗ trợ quá trình phát triển của đất nước. Do đó, câu hỏi không phải là liệu Việt Nam có thể phát triển được không mà là bằng cách nào và khi nào nền kinh tế sẽ cất cánh.

Thủy Tiên (Vietstock)

ffn



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98