Lạm phát 2012: Khi “ăn” không còn là số 1

24/12/2012 15:15
24-12-2012 15:15:31+07:00

Lạm phát 2012: Khi “ăn” không còn là số 1

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2012 đã tăng 0,27% so với tháng trước, và tăng 6,81% so với tháng 12 năm 2011. Bình quân cả năm 2012 tăng 9,02% so với cả năm 2011.

* Chỉ số giá tiêu dùng TP.HCM tăng 4,07% năm 2012

* Tăng 6,29%, CPI tại Hà Nội thấp nhất trong 8 năm

Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các tháng so với cùng kỳ - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, lạm phát của năm nay đã dừng ở mức dưới 7%, đảm bảo được mục tiêu của Quốc hội đề ra, bằng 1/3 con số tương ứng của năm 2011.

Diễn biến giá năm nay có phần nào giống với diễn biến giá năm 2009 khi cùng cán đích ở mức dưới 7% mặc dù năm trước đó là gần 20%.

Đấy là nhìn vào con số chung, còn diễn biến từng thành phần thì khác hẳn nhau về bản chất.

Lạm phát chung năm 2009 là 6,52% nhưng lạm phát cơ bản loại trừ lương thực thực phẩm gần 8%. Những con số này minh chứng rằng tiền tệ đóng vai trò chủ yếu trong diễn biến giá cả năm 2009. Điều này cũng dễ hiểu bởi trước đó ngày 2/12/2008 gói kích cầu tương đương 1 tỷ USD đã được chính thức khởi động và đi vào thị trường. Thông qua nhiều hình thức khác nhau, tiền từ ngân hàng cũng đã thẩm thấu vào nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng năm 2009 gần 38%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại trừ yếu tố giá đã tăng 11% so với năm trước phần nào phản ánh được mức độ hấp thụ và lưu thông tiền trong nền kinh tế.

Những điều này cũng phản ánh qua giá khi diễn biến cả năm 2009 của 11 nhóm hàng chủ yếu khá tương đồng nhau. Ngoại trừ nhóm giao thông, nhóm nhà ở, chất đốt và vật liệu xây dựng ảnh hưởng của giá dầu thế giới và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác ảnh hưởng bởi “cơn bão giá vàng” để tăng trên 10%, thì các nhóm hàng còn lại tăng “khá đều bước” xung quanh chỉ số chung. Trong đó, với quyền số lớn nhất, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng cả năm là 5,78% cũng đóng góp đáng kể 2,3% vào mức tăng chung 6,81%.

Năm 2012 thì có diễn biến rất khác trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Tránh bị mang tiếng là nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát do có quyền số lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lần đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào mức tăng chung của cả năm chỉ là 0,4%. Ngoài ảnh hưởng bởi cung cầu, đây là nhóm hàng vốn nhạy cảm với “lạm phát tâm lý” nhưng đã không có cơ hội bùng nổ trong năm nay.

“Vô địch” trong năm và cũng chưa từng xảy ra từ trước đến nay khi nhóm thuốc và dịch vụ y tế “đại nhảy vọt” khi cả năm tăng tới 45,23%, đóng góp 2,5% trong tổng số 6,81% chung cả năm. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng tăng tới 16,97% và đóng góp thêm 1,14% tăng chung cả năm.

Như vậy, nếu y tế và giáo dục năm qua được kiểm soát bình ổn, thì lạm phát cả năm chỉ là trên 3%. Một con số khá ngạc nhiên đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Sự ngạc nhiên trên xuất hiện ở năm nay có thể phần nào nhận thấy thông qua các chỉ tiêu tiền tệ, sản xuất và tiêu dùng liên quan đã được công bố như tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ khoảng 5% (gần bằng 1/6 năm 2009), giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2012 chỉ tăng 4,6% (gần bằng ½ năm 2009) và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 4,6% (cũng gần bằng ½ năm 2009) mặc dù lạm phát cơ bản năm nay cũng ở con số gần 8%, tương đương năm 2009.

Với diễn biến giá cả chung như năm nay, nhiều chuyên gia đã lo ngại về kịch bản diễn biến giá từ năm 2012 sang 2013 sẽ giống với năm 2009-2010.

Đặt trong tương quan chung, theo quan điểm của người viết, tăng trưởng chứ không phải lạm phát mới là mối quan tâm của kinh tế Việt Nam trong năm tới 2013.

Trần Minh

TBKTVN



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98