Tìm “cửa” vào thị trường mới

24/12/2012 22:41
24-12-2012 22:41:39+07:00

Tìm “cửa” vào thị trường mới

Theo các DN Việt, nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xúc tiến đầu tư, thương mại thì các DN sẽ nhanh chóng tận dụng cơ hội để chinh phục thị trường mới và không phải là “người chậm chân” đứng nhìn mảnh đất màu mỡ bị khai thác và chiếm lĩnh.

Thị trường mới nhiều tiềm năng

Hiện nay thị trường Campuchia, Lào, Myanmar đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến vì nhiều thế mạnh sẵn có về vị trí địa lý, văn hóa và cơ hội giao thương thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do mang lại trong cộng đồng khối Asean. Việt Nam cũng đang “nhắm” đến những thị trường tiềm năng này để mở rộng cơ hội kinh doanh.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế đến hết tháng 11/2012, tổng vốn đầu tư của Việt Nam tại Lào đạt 3,97 tỷ USD (222 dự án), Campuchia đạt 2,56 tỷ USD (124 dự án). Riêng Myanmar sau khi chính thức mở cửa thị trường, dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng các DN Việt Nam cũng đã đầu tư khoảng 43 triệu USD vào thị trường này.

Thời điểm này, các dự án đầu tư sang 3 nước chủ yếu vẫn thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, vật tư nông nghiệp và tài chính ngân hàng. Tập đoàn Cao su Việt Nam đang đẩy mạnh những dự án trồng mới cao su ở 2 nước Lào, Campuchia với tổng số 23 dự án trồng và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, quy mô thỏa thuận hàng trăm ngàn ha và trị giá đầu tư hơn 918 triệu USD.

Tương tự, về lĩnh vực khai khoáng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có 2 dự án lớn tìm kiếm, thăm dò với vốn đầu tư 21 triệu USD; hay Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đang tìm kiếm nguồn tài nguyên mới ở đất nước láng giềng với kinh phí 20 triệu USD. Tài chính, ngân hàng mặc dù là lĩnh vực mới, nhưng cũng được các ngân hàng Việt Nam triển khai khá mạnh. Hiện nhiều NHTM Việt Nam đã có hiện diện thương mại tại các nước này.

Ông Jeans Chistophe Ngô - Chuyên gia tư vấn từng có thời gian làm việc tại WB cho rằng, lĩnh vực tài chính, ngân hàng tuy còn khá mới mẻ tại thị trường 2 nước Lào, Campuchia nhưng dự báo thời gian tới sẽ là lĩnh vực khá “màu mỡ” khi ngày càng nhiều dự án của các nước đổ về đây.

Không nhanh sẽ mất thị trường

Tuy nhiên, theo ông Ralf Matheaes - Giám đốc Điều hành Khu vực, Công ty Nghiên cứu thị trường TNS, ngoài những kết quả đạt được trong thời gian qua, nếu không “nhanh chân”, DN Việt dù có nhiều lợi thế về chiều sâu quan hệ từ trước tới nay nhưng vẫn có thể gặp phải sự cạnh tranh khá mạnh mẽ từ các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…

Đơn cử, Thái Lan là một trong những nước tận dụng cơ hội tốt nhất từ chính quyền Myanmar, nước này cung cấp hàng và cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhiều nhất của Myanmar (chỉ đứng sau Trung Quốc, Thái Lan đầu tư gần 10 tỷ USD). DN Thái chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực dệt may để tận dụng lao động giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với nước khác. Mới đây, Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến dự án xây dựng cảng nước sâu Dawei ở Myanmar kết nối với cảng Laem Chabang của Thái Lan nhằm đẩy mạnh thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Thép Việt cũng khẳng định hàng hóa của DN Việt Nam đưa sang Lào, Campuchia phải chịu sự cạnh tranh khá khốc liệt với hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan cả về giá và chất lượng. Đặc biệt, với một số hàng hóa đặc thù như sắt thép ở hai thị trường này, hàng Trung Quốc đã phủ sóng khá lâu và có lợi thế về giá rẻ.

Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho rằng, cơ hội và tiềm năng đầu tư vào Lào, Campuchia vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, do vẫn còn không ít rào cản khi đầu tư, thủ tục pháp lý, đặc biệt nguồn lao động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như trình độ tay nghề. Ngoài ra, giá vật tư nguyên nhiên liệu tại đây cao đã đẩy chi phí đầu tư lên cao và việc thông quan ở các cửa khẩu vẫn còn khó khăn. Bên cạnh đó, việc vận chuyển máy móc thiết bị từ Việt Nam đến Campuchia rất tốn kém, trung bình gấp từ 2-2,5 lần nước khác do chi phí cao và đường xá đi lại khó khăn…

Theo các DN Việt, nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xúc tiến đầu tư, thương mại thì các DN sẽ nhanh chóng tận dụng cơ hội để chinh phục thị trường mới và không phải là “người chậm chân” đứng nhìn mảnh đất màu mỡ bị khai thác và chiếm lĩnh.

Dự thảo Luật Đầu tư nước ngoài mới của Myanmar có nhiều điểm tạo cơ hội kinh doanh cho DN các nước trong đó có Việt Nam. Cụ thể, có 13 lĩnh vực hạn chế đầu tư nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, phần lớn là trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may, giày dép… Myanmar ưu đãi về thuê đất, thuế, vốn đầu tư và tỷ lệ trong liên doanh có lợi hơn cho nhà đầu tư như thuê đất là 50 năm và gia hạn 10 năm (2 lần), miễn thuế 5 năm, thuế thu nhập DN 25%, thuế thương mại (thuế tiêu dùng) là 10%. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới tư vấn đầu tư, khó khăn khi đầu tư vào Myanmar chính là cơ sở hạ tầng, Myanmar thiếu quy định luật pháp, hệ thống tài chính - ngân hàng, viễn thông liên lạc chưa phát triển.

Anh Minh

thời báo ngân hàng





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98