Trái phiếu Chính phủ: Huy động đến đâu, giải ngân đến đấy!

21/12/2012 13:59
21-12-2012 13:59:11+07:00

Trái phiếu Chính phủ: Huy động đến đâu, giải ngân đến đấy!

Huy động và sử dụng trái phiếu chính phủ thế nào để có hiệu quả cao nhất là vấn đề không dễ. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh về vấn đề này.

Thưa ông, lãi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) đang thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhưng tại sao vẫn hấp dẫn các ngân hàng?

Ngân hàng (NH) đã chọn cái ít xấu hơn với 2 lý do. Một la, bảo đảm an toàn. Trong bối cảnh hiện nay, NH cho doanh nghiệp (DN) vay có thể mất cả gốc lẫn lãi, nhưng cho Chính phủ vay thì rất an tâm. Hai là, giả định ngày mai DN phục hồi, cần tăng tín dụng, NH có toàn quyền mang khối tài sản đầu tư vào trái phiếu chính phủ sang cho DN vay thuận lợi hơn.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh

Chúng ta cần nguồn vốn cho đầu tư công, nhưng nếu đi vay quá nhiều, gánh nặng nợ tăng lên, có thể mất an ninh tài chính.

Lượng tiền chảy vào trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước giải thích là để phục vụ cho đầu tư công. Theo ông, điều này có hợp lý?

TPCP có nhiều loại. Thứ nhất, TPCP dành cho đầu tư công (kế hoạch trung hạn là 225 nghìn tỷ đồng, đầu tư vào 4 lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế; năm 2012 là 45 nghìn tỷ đồng). Thứ hai, TPCP liên quan đến bù đắp thâm hụt ngân sách. Năm 2012, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam khoảng 56% và phải bù đắp bằng đi vay, trong đó, gần một nửa là vay nước ngoài, còn lại là vay trong nước. Thứ ba, các trái phiếu do các định chế tài chính của nhà nước phát hành nhưng cũng được tính như TPCP bởi có sự bảo lãnh của Chính phủ, như trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, một số DN cũng phát hành trái phiếu và được bảo lãnh của Chính phủ.

Ông đánh giá thế nào về việc sử dụng các nguồn trái phiếu này?

Đưa ra đánh giá về sử dụng TPCP rất khó vì không ai báo cáo. Trước đây, có nguồn tin nói TPCP phát hành xong không giải ngân được, nhưng gần đây, Quốc hội thông báo một nguyên tắc: Huy động đến đâu, phải giải ngân đến đấy, không để tồn đọng. Song làm được điều đó không thì... chưa biết!

Về khái niệm, TPCP là để hỗ trợ cho nguồn đầu tư khi thiếu hụt nguồn đầu tư từ ngân sách. Như vậy, về bản chất, TPCP là khoản vay, tức là vay thì phải trả nợ gốc và nợ lãi. Thế nhưng, hầu hết TPCP lại đầu tư vào những lĩnh vực không có thu hồi, cho nên toàn bộ gánh nặng trả nợ gốc và nợ lãi (nợ lãi nằm trong chi thường xuyên, nợ gốc nằm trong chi trả nợ gốc) nằm ở bên ngoài. Như vậy, có “vấn đề” trong sử dụng TPCP!

Đúng ra, về mặt nguyên tắc, đó là nguồn vốn thương mại, tức là có nợ gốc và lãi suất phải trả, thậm chí lãi suất theo thị trường, chúng ta phải sử dụng nó vào những ngành, lĩnh vực có thể tạo ra khả năng để trả nợ chứ không phải chỉ để hỗ trợ đầu tư.

Vậy theo ông, đâu mới là bản chất thực của TPCP?

Chúng ta cần nguồn vốn cho đầu tư công, nhưng nếu đi vay quá nhiều, gánh nặng nợ tăng lên, có thể mất an ninh tài chính. TPCP như một nguồn thu hút, nếu sử dụng không tốt sẽ chèn ép các khu vực khác. Ví dụ, năm nay, DN khó khăn, các NH cũng không có động cơ đẩy mạnh cho DN vay, vì ít nhất NH có một kênh là đẩy vào TPCP. Đấy có thể là một trong những nguyên nhân tranh giành vốn với khu vực tư nhân.

TPCP là một công cụ tài chính. Bình thường, công cụ tài chính đó không chỉ phát triển trên thị trường sơ cấp, tức là Chính phủ phát hành rồi đi mua, mà hiện nay chủ yếu là các tổ chức tài chính, tín dụng mua, thì thị trường thứ cấp sẽ không phát triển. TPCP còn là khoản vay phải trả cả gốc và lãi sau thời gian nhất định, nên vấn đề cần làm rõ là sử dụng nó như thế nào để không bị tồn đọng và đưa vào những lĩnh vực hiệu quả để bảo đảm khả năng trả nợ gốc và lãi.

Xin cảm ơn ông!

Hải Vân

công thương





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, KBNN đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ

Tính đến hết tháng 3/2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội, đạt 20.06%...

Đức Long Gia Lai tiếp tục “khất” lãi trái phiếu

Trong năm 2023, Đức Long Gia Lai đã thanh toán số tiền gốc 45.5 tỷ đồng của lô trái phiếu mã 30122017-01, tuy nhiên vẫn còn nợ 72 tỷ đồng. Ngoài ra, số lãi phải trả...

Bộ đôi cao su Cường Thịnh - An Thịnh chi ngàn tỷ mua trước hạn trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Hai công ty cao su là Cường Thịnh và An Thịnh dù kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, nhưng lại mạnh tay chi gần 1.2 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn trái phiếu. Trước...

Chủ dự án "đất vàng" 87 Cống Quỳnh chi gần 2.2 ngàn tỷ mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) vừa chi hơn 2,175 tỷ đồng để mua lại một phần lô trái phiếu GHICB2124001. Đây cũng chính là lô trái phiếu Công ty đã...

Bất động sản S-homes chi hơn 235 tỷ đồng mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes vừa chi gần 235.3 tỷ đồng để mua lại một phần gốc của lô trái phiếu SSHCH2123001. Đây chính là lô trái phiếu mà Công ty...

2,500 tỷ đồng trái phiếu chảy về Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng thông báo kết quả chào bán hai lô trái phiếu tổng trị giá 2,500 tỷ đồng.

Hưng Thịnh Phát huy động 2,888 tỷ đồng trái phiếu

Hưng Thịnh Phát huy động thành công 2,888 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 12/03/2024.

Một doanh nghiệp dùng tiền vay để thanh toán trước trái phiếu?

Không loại trừ khả năng doanh nghiệp này tìm vốn từ nhà băng để có nguồn tài chính thanh toán trái phiếu.

Một công ty chi 2 ngàn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn 

Sau nhiều lần khất nợ lãi trái phiếu, doanh nghiệp này đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 2,000 tỷ đồng. Công ty hiện còn lưu hành 2 lô trái phiếu với tổng...

Chủ đầu tư dự án Angel Island 20 ngàn tỷ mua lại hơn ngàn tỷ trái phiếu trước hạn

Chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch Nhơn Phước (tên thương mại Angel Island) 20 ngàn tỷ, mới đây đã mua lại toàn bộ 1,060 tỷ đồng trái phiếu, trước hạn đến hai năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98